Bồ công anh (tên khoa học: Taraxacum offcinal Wig, thuộc họ Cúc - Compositae), dược liệu mọc hoang với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và tiêu độc mạnh mẽ. Đây cũng là lý do nhiều người ưa chuộng sử dụng Bồ công anh làm trà. Uống trà Bồ công anh như thế nào? Có những cách pha trà nào? Tìm hiểu ngay cùng TOPBESTVIET trong bài chia sẻ này!
Xem thêm: Bồ công anh: Đặc tính và công dụng dược liệu
Lá, thân, hoa và rễ của Bồ công anh đều có thể làm trà. Trong đó, rễ và lá của Bồ cong anh được đánh giá có tính dược liệu cao nhất.
Trà rễ Bồ công anh đơn giản
Sử dụng rễ Bồ công anh khô hãm trong nước sôi 30 phút. Có thể sử dụng thay cho nước lọc hằng ngày.
Trà rễ Bồ công anh Đông y
Trộn đều rễ Bồ công anh khô: 30g + thảo quả: 1 hạt + gừng lát: 5g.
Đun sôi hỗn hợp trong 360ml nước lọc trong vòng 10 phút. Lọc bã, có thể sử dụng chung với mật ong hoặc đường.
Trà hoa Bồ công anh
Hãm 5 bông hoa Bồ công anh trong 18ml nước sôi trong vòng 5 phút. Cho thêm đường hoặc mật ong và sử dụng.
Xem thêm: Hibiscus Mousse cake: Bánh ngon từ hoa Bụp giấm
Trà rễ Bồ công anh hoa hồng
Trộn hỗn hợp rễ Bồ công anh: 3,5g + hoa hồng khô: 0,5g.
Hãm trà trong 1 lít nước và sử dụng hằng ngày. Trà rễ Bồ công anh hoa hồng rất thích hợp với phụ nữ với tác dụng chống viêm, ngừa viêm vú, đau ngực và tốt cho gan.
Trà Bồ công anh hoa cúc
Trộn hỗn hợp rễ/ hoa Bồ công anh: 2,2g + đài hoa cúc: 0,5g + Kim ngân hoa: 0,3g.
Hãm hỗn hợp với 1 lít nước sôi và sử dụng 3 lần/ tuần. Trà Bồ công anh hoa cúc có tính hàn nên thích hợp dùng cho nam giới với chức năng giải rượu, giải độc gan.
Xem thêm: Cách làm trà Bụp giấm cực kỳ đơn giản
Trà Bồ công anh chè xanh
Trộn hỗn hợp lá Bồ công anh: 2g + trà xanh: 0,8g + hoa Quế: 0,2g.
Hãm hỗn hợp trong nước sôi. Thích hợp với người trung niên với khả năng chữa trị chứng hôi miệng, viêm răng miệng hoặc nhiễm trùng.
Trộn hỗn hợp: rễ Bồ công anh: 0,7g + cánh hoa hồng: 0,3g + lá sen khô: 2g.
Hãm hỗn hợp trong nước sôi và dùng hằng ngày. Thích hợp cho người muốn giảm cân, thanh nhiệt, giải độc và dưỡng nhan hiệu quả.