Bồ công anh: Đặc tính và công dụng dược liệu

Bồ công anh hay còn gọi là Phù công anh, Cấu nậu thảo, Bộc công anh,...giống cỏ mọc dại được y học phương Đông xem như bài thuốc quý trong hỗ trợ và điều trị bệnh ở người. Cùng TOPBESTVIET khám phá đặc điểm hình thái, đặc tính dược liệu và công dụng của dược liệu vườn nhà ngay trong bài chia sẻ dưới đây.

Hoa Bồ công anh vàng
Hoa Bồ công anh vàng
Xem thêm: Bụp giấm: Đặc điểm, thành phần hóa học và công dụng

Đặc điểm của Bồ công anh

  • Bồ công anh còn có tên khoa học là Taraxacum offcinal Wig (Taraxacum dens-leonis Desf.), thuộc họ Cúc (Compositae).
  • Cây mọc dại, phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, Bồ công anh sống ở vùng núi cao: Đà Lạt, Sapa.
  • Là cây thân cỏ, sống dai, rễ đơn với chiều cao có thể lên đến 0,5m. Lá mọc từ rễ, thuôn dài, xẻ lông chim với mép răng cưa uốn lượn. Hoa nhỏ, mọc trên đỉnh cành, ở ngoài có màu nâu sữa nhạt, bên trong màu trắng hoặc vàng (lông tơ) và rộ vào tháng 3 đến tháng 10.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của Bồ công anh bao gồm:

  • Dồi dào sắt, magie, canxi, natri, vitamin C, vitamin B vitamin A c
  • Taraxasterol, Choline, Inulin, Pectin, Fructose, Sucrose, Glucose

Thu hái, sơ chế và bảo quản Bồ công anh

Toàn thần của Bồ công anh đều có thể sử dụng được
Toàn thần của Bồ công anh đều có thể sử dụng được

Bộ phận dược liệu của Bồ công anh: toàn thân. Thu hái dược liệu vào tháng 4 đến tháng 5 (được cho là thời kỳ cây tiết ra vị đắng nhiều nhất). Rửa sạch, phơi khô trong bóng râm và bảo quản trong lọ đựng hoặc bì nilon, đặt nơi kín gió, tránh ẩm và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Xem thêm: Đẳng sâm, đặc tính, công dụng và cách dùng

Công dụng của dược liệu Bồ công anh

Trà Bồ công anh đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể
Trà Bồ công anh đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể

Trong Đông y, Bồ công anh có vị ngọt, hơi đắng, tình bình, không độc với các tác dụng:

  • Ức chế một số loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, phế cầu, trực khuẩn bạch cầu, trực khuẩn mủ xanh,...
  • Tăng cường sức khỏe của gan, mật
  • Lợi tiểu, nhuận trường, thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng
  • Giúp giảm đau, sưng và kháng viêm khi dùng bã Bồ công anh đắp lên vết thương mềm.
  • Thông tắc tia sữa, trị viêm tuyến sữa, vú sưng đỏ, ung độc sưng cấp tính.
  • Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang, căng đau dạ dày, kích thích tiêu hóa.
  • Điều trị lẹo mắt, viêm mí mắt và các bệnh dị ứng ngoài da.
  • Làm giảm đau răng, nhức răng.

Lưu ý khi sử dụng Bồ công anh trong điều trị bệnh

  • Cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn khi dùng Bồ công anh làm thuốc điều trị bệnh.
  • Không dùng quá liều hay sử dụng Bồ công anh quá thường xuyên.
  • Cẩn trọng khi sử dụng đối với mẹ mang thai và trẻ em dưới 7 tháng tuổi.
Xem thêm: Những điều chưa biết về cây Sơn thù du