Được biết đến như giống rau "Hoàng đế" với hình thái độc đáo, hương vị đặc trưng, kết cấu giòn và giàu dinh dưỡng, Măng tây hay còn gọi là Asparagus đã và đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong bữa cơm gia đình hay nhà hàng Việt cao cấp. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả, trong Đông Y, Măng tây còn được xem là bài thuốc quý với nhiều công dụng hữu ích đối với con người.
Xem thêm: Cây dược liệu An xoa và những điều cần biết
Đặc điểm cần biết về cây Măng tây
- Măng tây có tên khoa học là Asparagus officinalis L., thuộc họ Asparagaceae - Măng Tây (Thiên Môn Đông).
- Có nguồn gốc: Hy Lạp, La Mã cổ đại và Địa Trung Hải. Năm 1960, Măng tây du nhập vào Việt Nam và được biết đến rộng rãi vào năm 2005, được trồng phổ biến ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Long An.
- Hình thái: Cây sống lâu năm với chiều cao từ 50cm - 100cm. Thân tròn, màu xanh, phân nhánh nhỏ. Lá cây Măng tây mọc chụm, bản nhỏ như kim, dài từ 2cm - 3cm, có màu xanh thẫm. Hoa Măng tây gồm hoa đực và hoa cái, mọc ở hai cây khác nhau với màu vàng hướng xanh hoặc trắng nhạt. Quả của Măng tây có màu đỏ với một ít hạt bên trong.
- Thu hái: Thu hoạch Măng tây diễn ra vào tuần thứ 2 - tuần thứ 3, ngay sau khi ngọn Măng tây xuất hiện. Chiều dài Măng tây thu hoạch nằm ở khoảng 6 inch. Tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho cây để cho ra ngọn mới.
Phân loại Măng tây
Hiện nay, có 3 loại Măng tây chính:
Măng tây xanh
- Là giống Măng tây phổ biến nhất, có màu xanh đặc trưng.
- Có vị đắng hơn so với 2 loại Măng tây còn lại.
- Giàu dinh dưỡng nhất.
Măng tây trắng
- Thân màu trắng.
- Ít đắng, có vị ngọt với thân mềm hơn Măng tây xanh.
- Mức độ dinh dưỡng tương tự như Măng tây xanh, tuy nhiên giá thành cao hơn do quy trình trồng phức tạp hơn.
Măng tây tím
- Thân có màu tím hướng xanh.
- Giàu Anthocyanins - Một hợp chất thuộc nhóm Flavonoid.
- Ít xơ, ít đắng, có vị ngọt và mùi thơm như mùi trái cây.
Thành phần hóa học của Măng tây
Bao gồm:
- Hàm lượng lớn: Nước, glucid, lipid, protid, cellulose.
- Hàm lượng nhỏ: Vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và các chất khoáng khác như: mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brom, iot
- Và các vi chất khác: tanin, saponosid, asparagin, coniferin, rutosid, anthocyanosid, sarsasapogenin coniferin, acid chelidonium, mannit, asparagin, muối kali.
Trong đó:
- Asparagine xuất hiện nhiều ở chồi non.
- Rutosid có mặt nhiều hơn ở phần thân dưới xanh hơn.
- Sarsasapogenin coniferin hiện diện nhiều ở rễ, cùng với muối Kali và acid chelidonium, mannitol, asparagin.
Các tác dụng cơ bản của Măng tây
Không ngẫu nhiên lại nói Măng tây xếp vị trí vàng trong các loại rau thực phẩm với nguồn dưỡng chất dồi dào và quý giá với các công dụng thiết thực đối với cơ thể người như:
- Cải thiện giấc ngủ ở người thường xuyên mất ngủ mãn tính, ngủ không ngon, không sâu giấc.
- Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C, vitamin E, xơ và Protein dồi dào.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp: ho, viêm họng, khản tiếng.
- Giàu chất xơ, ít chất béo và trù phú vitamin, khoáng, hỗ trợ giảm cân an toàn.
- Làm giảm nguy cơ sinh non và ngăn ngừa bệnh khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi nhờ axit folic và folic,
- Măng tây cũng là thực phẩm thân thiện với hệ tim mạch. Các vi chất: Kali, Folate và chất xơ trong Măng tây giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu, điều hòa huyết áp và bảo vệ tim mạch khỏe mạnh.
- Một tác dụng khác của Măng tây được các chị em vô cùng yêu thích đó chính là làm đẹp da. Vitamin C, vitamin A, vitamin E có trong loại rau này tác động tích cực đến quá trình tổng hợp collagen và làm da trở nên mịn màng, săn chắc và đàn hồi hơn.
- Vitamin K và Ca trong Măng tây bổ sung giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh loãng xương.
- Như đã đề cập ở trên, hàm lượng anthocyanin ở Măng tây cực kỳ dồi dào. Đây là hợp chất chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và một số nguy cơ về bệnh ung thư.
- Tăng cường hệ tiêu hóa dựa trên sự thúc đẩy các vi khuẩn có lợi cho đường ruột nhờ Inulin và chất xơ trong Măng tây.
- Vitamin B6 và Folate có tác dụng tăng cường sự hưng phấn tình dục. Do đó, không ít người chọn Măng tây để cải thiện đời sống sinh hoạt vợ chồng.
- Và một số công dụng khác của Măng tây như: lợi tiểu, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh trầm cảm (nhờ Folate, tryptophan và vitamin B12), giảm đau nhức trong kỳ kinh (nhờ vitamin E và vitamin B9), tăng cường thị lực, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể (nhờ beta carotene và vitamin A)
Cách sử dụng Măng tây
Măng tây có thể được sử dụng ở các dạng sau:
- Luộc, hấp cách thủy (phương pháp giữ lại chất dinh dưỡng có trong Măng tây trọn vẹn nhất).
- Xào, súp, salad, gỏi, nướng, sinh tố, nước ép.
- Làm trà (tận dụng gốc Măng tây già).
Một vài lưu ý khi sử dụng Măng tây
Mặc dù là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người, song, khi dùng Măng tây, cần lưu ý:
- Không nên sử dụng Măng tây thường xuyên (dễ gây hiện tượng khó đi ngoài do dư chất xơ).
- Cân nhắc dùng Măng tây khi đang điều trị bệnh và dùng thuốc tây.
- Không nên ăn các món ăn liên quan đến Măng tây ở các trường hợp: bị bệnh phù nề do suy tim, suy thận, người bị dị ứng với các thành phần của Măng tây, người bị Gout.
- Không luộc Măng tây trong nồi sắt vì hiện tượng phản ứng giữa sắt và các thành phần có trong rau, tạo ra các chất độc hại.
- Tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi sử dụng Măng tây trong điều trị bệnh.
- Không nên sử dụng Măng tây có nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng. Bạn có thể liên hệ qua hotline: 0388.467.437 hoặc Địa chỉ cung cấp và phân phối Măng tây (quy trình chuẩn Hữu cơ) uy tín của anh Cường (HTX chăn nuôi thỏ kết hợp măng tây độc đáo) ở Quảng Ngãi để mua Măng tây sạch.