Cây dược liệu An xoa và những điều cần biết

Tổ kén lông, Tổ kén cái còn là tên gọi khác của cây An xoa, dược liệu quý trong Đông Y chuyên đặc trị các bệnh về gan. Cùng TOPBESTVIET tìm hiểu kỹ hơn về Đặc điểm hình thái, thành phần hóa học, công dụng và cách dùng của An xoa trong bài chia sẻ này!

Cây An xoa
Cây An xoa

Xem thêm: Khám phá cây dược liệu mọc hoang - Hương nhu tía

Đặc điểm của cây An xoa

  • Cây An xoa có tên khoa học là Helicteres hirsuta Lour, thuộc họ Sterculioideae - Trôm.
  • Phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, Tây Ninh, Lào Cai, Sơn La, vùng biên Campuchia. Sống ở ven sông, ven suối và rừng với khả năng chịu ẩm, chịu đất cằn tốt.
  • An xoa là cây thân gỗ với chiều cao khoảng 120cm, mọc thành cụm với thân cứng và phủ lông. Lá nhám, hình xoan, màu xanh đậm ở mặt trên và xanh sáng ở mặt dưới.
  • Hoa An xoa có màu tím, kích thước nhỏ. Quả dài khoảng 2 - 4cm, lông dày như sâu róm, có màu xanh khi còn non và nâu khi về già..

Thành phần hóa học của cây An xoa

Bao gồm:

  • Flavonoid
  • Alcaloid
  • Enzyme và các nguyên tố vi lượng khác.

Trong đó:

  • Alcaloid là hoạt chất có khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
  • Flavonoid chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng của cơ thể người.
Xem thêm: Cỏ Lào - Cỏ quý trong y học dân gian

Thu hái - Sơ chế - Bảo quản và Sử dụng cây An xoa

Cây An xoa được thu hái nhiều vào tháng 5 - tháng 11
Cây An xoa được thu hái nhiều vào tháng 5 - tháng 11

Các bộ phận dùng làm thuốc ở cây An xoa bao gồm: Thân, cành và lá.

Thu hoạch An xoa thích hợp từ tháng 5 đến tháng 11. Lúc này, cây phát triển mạnh. Làm sạch, phân loại lá và thân, cắt nhỏ, phơi khô. Phần An xoa khô bảo quản trong lọ thủy tinh kín hoặc túi nilon, tránh ẩm ướt, gió lùa và ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Tác dụng của cây An xoa

Trong Đông Y, An xoa có vị cay, mùi thơm và có tác dụng:

  • Các enzyme trong cây An xoa hỗ trợ điều trị và tăng cường chức năng gan. Trong đó, điều trị các bệnh về xơ gan, men gan cao, viêm gan và có tác dụng thanh lọc, giải độc, làm mát, làm hạ men gan.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh: vàng da, tay chân yếu. Đặc biệt, có tác dụng với người bị mất ngủ.
  • Flavonoid có trong cây An xoa hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng.
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả nên được nhiều chị em ưa thích sử dụng làm trà để uống.

Lưu ý khi sử dụng cây An xoa làm dược liệu

Cần nắm rõ một vài lưu ý trong việc sử dụng cây An xoa làm thuốc chữa bệnh như sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng An xoa bị ẩm mốc hoặc đã lưu trữ quá lâu.
  • Sử dụng An xoa với liều lượng cho phép, không được sử dụng quá nhiều và quá thường xuyên.
  • Mặc dù gần như không có độc tính, tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi sử dụng cây An xoa trong điều trị bệnh.
  • Tùy vào cơ địa mà tác dụng của An xoa có phần khác nhau.
  • Chống chỉ định dùng thuốc từ cây An xoa với các đối tượng: phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 3 tuổi và những người bị dị ứng với các thành phần của dược liệu hoặc người đang sử dụng thuốc Tây.