Đẳng sâm, đặc tính, công dụng và cách dùng

Đẳng sâm hay còn gọi là Đảng sâm, Bạch đảng sâm, Đông đảng sâm, dược liệu quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, bổ khí của người phương Đông. Cùng TOPBESTVIET khám phá đặc điểm hình thái, công dụng và cách dùng của giống dược liệu hữu ích này trong bài chia sẻ dưới đây!

Cây Đẳng sâm (Đảng sâm)
Cây Đẳng sâm (Đảng sâm)
Xem thêm: Bạn đã biết công dụng của cây Sâm đất?

Đặc điểm của Đẳng sâm

  • Đẳng sâm có tên khoa học là Codonopsis pilosula, thuộc họ Campanulaceae - Hoa chuông.
  • Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc: Cam Túc, Tứ Xuyên, Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Thiểm Tây, Vân Nam,...Tại Việt Nam, Đẳng sâm xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên.
  • Là cây thân thảo, dạng dây leo, sống lâu năm trên thân của giá thể. Thân cây tím sẫm, với lông thưa bao phủ. Lá mọc cách, có màu xanh đậm ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt dưới, mép nguyên. 
  • Hoa mọc ở nách lá, hình chuông, cánh mỏng với màu xanh nhạt đặc trưng và chuyển vàng khi về già. Quản chùy tròn, nhỏ với nhiều hạt nhẵn bóng bên trong.
  • Rễ Đẳng sâm có thể đạt đường kính đến 2cm với màu trắng khi còn tươi và chuyển vàng khi khô. 

Thành phần hóa học 

Bao gồm:

  • Scutellarein glucoside, Alkaloid
  • Glucose, Insulin, Sucrose, 
  • Tangshen Side, Choline, Ethyl a-D-fructofuranose,…
  • Galactose, Arabinose, Mannose
  • Xylose, Rhamnose, Syringin, N-Hexyl b-D-Glucopyranoside,

Thu hái, sơ chế và bảo quản Đẳng sâm

Rễ Hồng Đẳng Sâm
Rễ Hồng Đẳng Sâm

Bộ phận dược liệu được sử dụng ở Đẳng sâm là rễ. Thu hoạch rễ vào mùa đông đến mùa xuân, khi lá cây bắt đầu rụng, cho nên chất lượng rễ cũ được đánh giá cao nhất.

Rễ Đẳng sâm có thể dài trên 0,7m, vì vậy, cần đào rất sâu và tránh làm tổn thương đến cũ. Tiếp tục đem rửa sạch, phân loại và phơi khô. Rễ Đẳng sâm khi bẻ không gãy thì được xem là đạt. Bảo quản trong túi nilon hoặc hũ đựng kín gió, không ẩm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Phân loại Đẳng sâm dựa vào chất lượng của dược liệu với 5 loại chính:

  • Đông Đẳng sâm
  • Tây Đẳng sâm
  • Lộ Đẳng sâm
  • Điều Đẳng sâm
  • Bạch Đẳng sâm

Công dụng của Đẳng sâm

Trong Đông y, Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, không độc với các tác dụng nổi bật như:

  • Hỗ trợ điều trị suy nhược cơ thể, cơ thể ủ rũ, mệt mỏi thường xuyên
  • Giúp ăn ngon, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, ngừa viêm loét niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Điều hòa huyết áp, bổ máu, giảm ho, kháng viêm
  • Khả năng kháng khuẩn (trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng,...) vượt trội.
  • Hỗ trợ điều trị viêm phế quản, lao phổi, xuất huyết tử cung, vô sinh.
  • Làm giảm đau xương khớp, điều trị tiểu dắt, đại tiện lỏng, mệt tim, hay quên.
  • Làm giảm các triệu chứng đau vùng thượng vị, buồn nôn.

Lưu ý khi sử dụng Đẳng sâm làm thuốc:

  • Lạm dụng Đẳng sâm sẽ gây ra các triệu chứng phụ như rối loạn nhịp tim, khó chịu ở vùng ngực.
  • Khi dùng Đảng sâm trong điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn. 
  • Không tự ý kết hợp Đẳng sâm với các loại dược liệu khác.
  • Không dùng Đẳng sâm cho các đối tượng dị ứng với thành phần của thuốc hoặc đang trong điều trị thuốc Tây.