Bụp giấm: Đặc điểm, thành phần hóa học và công dụng

Bụp giấm - Dược liệu dân gian với tác dụng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc và trị ho hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng nhận ra Bụp giấm với những bông hoa đỏ tươi quyến rũ.

Cây Bụp giấm
Cây Bụp giấm
Xem thêm: Mã đề - Từ món canh dân dã đến bài thuốc quý của dân gian

Đặc điểm của cây Bụp giấm

  • Còn có tên gọi khác là Đay Nhật, Lạc thần hoa; tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, họ Cẩm Quỳ - Malvaceae.
  • Bụp giấm có nguồn gốc từ Tây Phi. Tại Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở miền Bắc và được đánh giá chất lượng tốt nhất ở Đà Lạt.
  • Cây thân gỗ nhỏ với chiều cao có thể lên đến 2m. Cây thân nhỏ, sần, với màu tím đỏ nhạt, phân nhánh ở gần gốc. 
  • Lá nguyên hoặc xẻ thùy sâu, có màu xanh đậm ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt dưới, mép hình răng cưa nhỏ.
  • Hoa Bụp giấm mọc ở nách lá với màu vàng hồng/ đỏ tía đặc trưng, gần như không có cuống và mùi hương và rộ vào tháng 7 đến tháng 10. Quả nhỏ, hình trứng.

Thành phần hóa học của Bụp giấm

Bao gồm:

  • Chất béo, đạm, protein
  • Vitamin: Vitamin A, Thiamine (B1), Riboflavin (B2), Niacin (B3), Vitamin C
  • Chất khoáng: Canxi, Sắt, Magie, Phốt pho, Kali, Natri. 
  • Vi lượng khác: acid citric, acid tartric, acid malic, acid hibiscus, chloride hibiscus, gossypetin, flavonol glycoside hibiscitrin, anthocyanin,...

Thu hái, sơ chế và bảo quản Bụp giấm

Hoa Bụp giấm
Hoa Bụp giấm

Bộ phận dược liệu được sử dụng của Bụp giấm là Lá, hạt và đài hoa.

Thu hái Bụp giấm vào tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Tác đài hoa và cánh riêng, có thể dùng tươi hoặc khô.

Bụp giấm khô cần được bảo quản trong lọ đựng hoặc túi nilon không ẩm, đặt nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Xem thêm: 5 bài thuốc hay từ lá Đinh lăng cho gia đình các mẹ nên thuộc lòng!

Công dụng của Bụp giấm

Nước giải khát từ Bụp giấm có nhiều công dụng đối với cơ thể
Nước giải khát từ Bụp giấm có nhiều công dụng đối với cơ thể

Trong Đông y, Bụp giấm có vị hoi chua, tính mát với các tác dụng như:

  • Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu, cao huyết áp, đái tháo đường và các bệnh mãn tính như ung thư.
  • Làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, bảo vệ hệ tim mạch khỏe mạnh.
  • An thần, giảm đau và tăng sự bài tiết của ure trong thận.
  • Ức chế sự phát triển của một số tế bào gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh ung thư: trực tràng, bạch cầu, tế bào gan.
  • Kháng khuẩn và có khả năng làm giãn tử cung, chống cơn co thắt, cơ thắt.
  • Kháng sinh với một số vi khuẩn và nấm như: Salmonella typhi, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis,Trychophyton, Aspergillus, Cryptococcus,…
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến mật, tim và hệ thần kinh.

Lưu ý khi sử dụng Bụp giấm làm thuốc chữa trị bệnh

  • Không nên lạm dụng thuốc điều trị từ Bụp giấm quá 2g/ ngày.
  • Cần cân nhắc trước khi sử dụng Bụp giấm cho mẹ mang thai và trẻ em dưới 7 tuổi.
  • Không nên sử dụng các bài thuốc từ Bụp giấm trong khi đang điều trị bằng thuốc tây.
  • Bụp giấm còn được sử dụng làm mứt, siro, trồng lấy sợi, làm rau ăn hoặc làm màu thực phẩm.