Viêm gan B là bệnh viêm gan phổ biến tại Việt Nam. Vậy, bạn đã thực sự hiểu rõ về viêm gan B hay chưa? Cùng tìm hiểu kỹ và sâu hơn về căn bệnh này trong bài chia sẻ dưới đây của TOPBESTVIET.
Xem thêm: Viêm gan E là bệnh gì? Có khác gì với viêm gan B?
Viêm gan B là bệnh như thế nào?
Viêm gan B là bệnh lý về gan do virus HBV gây ra. Diễn biến bệnh đi từ cấp tính đến mãn tính. Đối với người lớn có sức đề kháng tốt có khả năng tự tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh nhiễm HBV thì khả năng cao (90%) sẽ đến giai đoạn mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên thì tỷ lệ này chỉ là 5% đối với người lớn.
Viêm gan B có phải là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam?
Viêm gan B là một trong những bệnh có tỷ lệ người nhiễm cao hàng đầu Việt Nam và dao động ở độ tuổi 15 đến 60 tuổi.
Viêm gan B có lây nhiễm hay không?
Viêm gan B có thể lây nhiễm từ người sang người. Con đường lây truyền virus viêm gan B thường qua đường máu (dùng chung kim tiêm, dao cạo, bàn chải đánh răng,...), qua tinh dịch khi quan hệ và các dịch khác trên cơ thể. Tuy nhiên, viêm gan B không lây qua việc ăn uống hay sử dụng chung dụng cụ (không bị dính máu) hoặc các hoạt động khác như: ôm, bắt tay, hôn, bú sữa mẹ, hắt hơi,...Vì vậy, không nên kỳ thị người mắc bệnh viêm gan B.
Xem thêm: Vì sao tỷ lệ nam giới lại mắc bệnh ung thư gan cao hơn nữ giới?
Triệu chứng của viêm gan B là gì?
Tùy vào thể chất, sức đề kháng, độ tuổi và sinh hoạt của mỗi người mà triệu chứng nhiễm bệnh viêm gan B cũng khác nhau. Có người có thể sống chung với virus viêm gan B đến 20 năm mà không có vấn đề gì, nhưng cũng có người chuyển sang giai đoạn mãn tính với các triệu chứng tổn thương trên cơ thể.
Các biểu hiện thường thấy của người mắc bệnh viêm gan B là: nước tiểu sẫm màu, vàng da, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn, đau khớp, mỏi cơ và cảm thấy mệt mỏi.
Làm thế nào để biết mình mắc bệnh viêm gan B?
Để biết bản thân có mắc bệnh viêm gan B hay không, bạn có thể làm xét nghiệm máu. Các đối tượng cần xét nghiệm thường là:
- Mẹ mang thai.
- Người nghi tiếp xúc phải máu hoặc tinh dịch của người mắc bệnh viêm gan B.
- Người sống trong vùng có tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan B cao.
- Người nhiễm HIV hoặc phải hóa trị, lọc máu.
- Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người nhiễm viêm gan B.
- Người có giới tính thứ ba.
Điều trị viêm gan B có khó khăn không?
Những người mắc bệnh viêm gan B thường được chỉ định: nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ dưỡng chất và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, với các mẹ mang thai, trẻ sơ sinh hoặc người có sức đề kháng yếu, phát bệnh rõ rệt cần nhập viện điều trị theo phác đồ của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Xem thêm: Bệnh gan mật là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh gan mật sớm nhất
Có thể ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B được không?
Có. Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B là tiêm vắc xin. Bên cạnh đó cần tuân thủ các quy tắc phòng ngừa nhiễm viêm gan B khác.
Thai nhi có bị lây nhiễm viêm gan B không?
Có. Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con. Tuy nhiên, việc lây truyền này có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin trong vòng 12 giờ sau khi đứa bé ra đời.