Trào ngược dạ dày hay còn gọi là Trào ngược dạ dày thực quản - Gastroesophageal Reflux Disease. Là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra những rắc rối lớn đối với người mắc bệnh. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Chính vì vậy, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu mắc bệnh trào ngược dạ dày được chia sẻ bởi TOPBESTVIET trong bài viết dưới đây!
Xem thêm: Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường chính xác mà bạn cần nắm rõ
Dấu hiệu trào ngược dạ dày
Các dấu hiệu trào ngược dạ dày mà bạn cần nắm rõ:
Ợ hơi, ợ nóng và ợ chua
Ợ hơi, ợ nóng và ợ chua là các triệu chứng thường xuất hiện khi ăn no, nhất là vào ban đêm. Nó gây cảm giác khó chịu cho người mắc bệnh.
Cảm giác buồn nôn, nôn
Đây cũng là biểu hiện dễ thấy của bệnh trào ngược dạ dày. Lúc này, sự trào ngược của axit vào vòm họng/ miệng, gây kích thích và làm bạn cảm giác buồn nôn. Tình trạng diễn ra nhiều nhất vào ban đêm.
Xem thêm: Tổng hợp các dấu hiệu đau ruột thừa sớm nên nắm rõ
Cảm giác đau tức ngực vùng thượng vị
Thỉnh thoảng bạn có cảm giác bị ép, đè, thắt ở vùng ngực và xuyên ra sau lưng, cánh tay. Điều này là do axit khi trào ngược lên, gây kích thích các đầu mút dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản. Tuy nhiên, triệu chứng này rất giống với các bệnh về phổi hoặc tim mạch.
Cảm giác khó nuốt
Người bị trào ngược dạ dày sẽ bị phù nề, sưng tấy đường thực quản. Do đó, họ sẽ cảm giác khó nuốt thức ăn hơn.
Khàn giọng, ho
Đây là triệu chứng thường bị nhầm lẫn với ho thông thường. Tuy nhiên, điều này được gây ra ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày do thanh quản tiếp xúc lâu ngày với axit dạ dày nên tổn thương.
Miệng tiết nhiều nước bọt hơn
Miệng tiết nhiều nước bọt hơn là cơ chế bảo vệ vùng miệng nhằm trung hòa lượng axit tiếp xúc khi trào lên.
Bên cạnh đó, người mắc bệnh trào ngược dạ dày còn có các triệu chứng như: Khó tiêu, đầy hơi, hen suyễn,...
Trào ngược dạ dày, nguyên nhân đến từ đâu?
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày bao gồm:
- Sử dụng thuốc tây: glucagon, aspirin, ibuprofen,...
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích.
- Do các bệnh lý dạ dày như: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,...
- Thói quen ăn uống không lành mạnh: ăn quá no, ăn các thực phẩm khó tiêu
- Do thừa cân nên gây áp lực lên vùng bụng
- Mang thai, stress
Cách ngăn ngừa bệnh trào ngược dạ dày
- Không nên ăn quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn.
- Sử dụng các loại thực phẩm có tính kiềm: bánh mì, yến mạch,...
- Hạn chế các thực phẩm làm tăng tiết axit như: cam, chanh, dứa hoặc các sản phẩm từ sữa.
- Hạn chế và cắt giảm thuốc lá, rượu bia, đồ uống có gas, chất kích thích.
- Giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.
- Không lao động nặng hoặc nằm ngay sau khi ăn.
- Hạn chế căng thẳng, lo âu, stress.
- Thăm khám kịp thời khi phát hiện có dấu hiệu trào ngược dạ dày.