Sốt siêu vi và sốt xuất huyết: Cách phân biệt chính xác nhất

Nắm rõ cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Đó là lý do bạn cần tìm hiểu ngay về 2 loại bệnh dễ bị nhầm lẫn này trong bài viết được chia sẻ dưới đây đến từ TOPBESTVIET.

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết có giai đoạn khởi phát giống nhau
Sốt siêu vi và sốt xuất huyết có giai đoạn khởi phát giống nhau
Xem thêm: Sốt siêu vi ở người lớn: Dấu hiệu, phòng ngừa

Sốt siêu vi

Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus, do nhiều loại virus gây nên với các triệu chứng và biến chứng khác nhau:

  • Chuyển từ sốt nhẹ đến sốt cao đột ngột kéo dài cho đến khi khỏi bệnh.
  • Các triệu chứng viêm đường hô hấp đi kèm như: ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau rát cổ họng,..
  • Có thể kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...
  • Nổi hạch hoặc nổi các đốm đỏ trên da.
  • Cảm thấy mệt mỏi, nhức mỏi cơ và toàn thân (người lớn); quấy khóc (trẻ nhỏ).
  • Có thể xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc mắt: mắt đỏ, chảy nước mắt trong
  • Có thể khỏi sau khoảng một tuần, kèm với thuốc hạ sốt và điện giải.
Xem thêm: Sốt siêu vi ở trẻ em: Triệu chứng và ngăn ngừa

Sốt xuất huyết 

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên
Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên, thông qua muỗi vằn khi đốt người lành với 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1 - khởi phát: 1 đến 3 ngày đầu, người bệnh có biểu hiện sốt cao từ 39 đến 40 độ. Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau nhức toàn thân, đau hốc mắt và viêm đường hô hấp (tương đối giống với sốt siêu vi). 
  • Giai đoạn 2 - xuất huyết: Lúc này, sốt có thể giảm, tuy nhiên xuất huyết bắt đầu xuất hiện do giảm tiểu cầu trong máu. Lúc này, người bệnh thường có các triệu chứng như: Xuất huyết dưới da, ngứa da, có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng và phụ nữ có thể xuất huyết âm đạo (không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt). Ngoài ra, còn có biểu hiện đi phân đen, đi phân lẫn máu hoặc nôn ra máu. Đối với các trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng gây nguy hiểm đến tính mạng. 
  • Giai đoạn 3 - hồi phục: Bệnh nhân không còn sốt, đỡ mệt và lượng tiểu cầu trong máu bắt đầu tăng. 

Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Cần thăm khám và xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm bệnh
Cần thăm khám và xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm bệnh

  • Yếu tố dịch tễ: Sốt siêu vi và sốt xuất huyết đều có thể lây lan thành dịch.
  • Xét nghiệm cận lâm sàng các yếu tố: Test Dengue(+), Công thức máu. Đối với trường hợp sốt siêu vi các chỉ số trên đều bình thường.
  • Ở giai đoạn đỉnh điểm, sốt siêu vi không có triệu chứng xuất huyết. 
  • Cần thăm khám và xét nghiệm nếu nghi ngờ nhiễm bệnh để kịp thời đưa ra các phác đồ điều trị hợp lý, chính xác.