Sốt siêu vi ở trẻ em: Triệu chứng và ngăn ngừa

Sốt siêu vi ở trẻ em hay còn gọi là sốt virus. Là bệnh được gây ra do nhiễm các loại virus khác nhau như: Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus,....vào giai đoạn giao mùa. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi (hệ miễn dịch yếu). Bệnh có thể lây lan từ người sang người thông qua đường hô hấp và tiêu hóa. Do đó, có thể gây bùng phát dịch nếu không được kiểm soát. Mặc dù sốt siêu vi không gây nguy hiểm ở người, tuy nhiên, với một số trường hợp chậm trễ có thể dẫn đến tử vong.

Sốt siêu vi ở trẻ em có dấu hiệu gì?
Sốt siêu vi ở trẻ em có dấu hiệu gì?
Xem thêm: Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em mà mẹ cần nắm rõ

Ho, sốt kéo dài hoặc ngắt quãng cũng có thể là triệu chứng của sốt siêu vi
Ho, sốt kéo dài hoặc ngắt quãng cũng có thể là triệu chứng của sốt siêu vi

Các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em mà mẹ cần nắm rõ, cụ thể:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao, liên tục hoặc ngắt quãng từ 39 đến 40 độ
  • Ho, sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, rất giống với bệnh cảm thông thường.
  • Bé mệt mỏi, không muốn ăn, chán ăn, quấy khóc, bỏ bú.
  • Đối với trẻ lớn hơn sẽ có triệu chứng đau hai bên thái dương và sau gáy.
  • Bé bị chảy nước mắt, mắt đỏ và trở nên  nhạy cảm với ánh sáng.
  • Đau bụng, buồn nôn và có thể bị tiêu chảy.
  • Chảy máu mũi, chảy máu chân răng và có thể bị xuất huyết ngoài da.
  • Da tím tái, đi ngoài ra máu hoặc có phân đen.
  • Hay bị giật mình.

Do đó, khi phát hiện các tình trạng trên kéo dài 2 ngày, mẹ cần cho bé đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức nhằm chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống thuốc tại nhà hoặc áp dụng các biện pháp điều trị dân gian.

Xem thêm: Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường chính xác mà bạn cần nắm rõ

Làm gì để ngăn ngừa mắc bệnh sốt siêu vi?

Thăm khám bác sĩ khi nghi ngờ mắc bệnh
Thăm khám bác sĩ khi nghi ngờ mắc bệnh

Để ngăn ngừa sốt siêu vi, cần làm:

  • Đảm bảo dinh dưỡng cho bé nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa hoặc nơi vui chơi, nơi ngủ của bé.
  • Hạn chế để bé cho đồ chơi vào miệng.
  • Không cho bé tiếp xúc nơi đông người khi đang có dịch bệnh.
  • Hướng dẫn cho bé che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
  • Thăm khám bác sĩ khi nghi ngờ mắc bệnh, tuyệt đối không chủ quan hoặc tự điều trị ở nhà.