Sốt cỏ khô được biết đến là căn bệnh theo mùi với nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sinh hoạt thường ngày của con người. Vậy, sốt cỏ khô là bệnh gì? Triệu chứng như thế nào? Có nguy hiểm hay không?
Xem thêm: Virus cúm B là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa?
Những điều cần biết về sốt cỏ khô
- Sốt cỏ khô hay còn gọi là viêm mũi dị ứng. Là bệnh gây ra các triệu chứng giống với cảm lạnh, tuy nhiên, không do virus mà đến từ các chất dị nguyên ngoài trời/ trong nhà như: phấn hoa, bụi mịn, hạt bụi, lông động vật,...
- Mặc dù mang tên là sốt cỏ khô, song bệnh không hẳn nguyên nhân từ cỏ khô và cũng có thể không kết hợp với biểu hiện sốt.
- Sốt cỏ khô thường xuất hiện vào mùa hè, mùa xuân hoặc mùa thu. Tuy nhiên, có trường hợp mắc bệnh quanh năm do nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh xung quanh môi trường sống.
- Các tác nhân gây bệnh sốt cỏ khô bao gồm: phấn hoa, phấn cỏ, bào tử nấm, nấm mốc, lông thú, bụi,...
- Có thể chẩn đoán bệnh thông qua các triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm chích da, xét nghiệm máu dị ứng.
Triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô
Triệu chứng của bệnh sốt cỏ khô thường là:
- Chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi.
- Ngứa vòm họng, cổ họng, ho, hắt hơi.
- Ngứa mắt, chảy nước mắt, sưng và có màu xanh da dưới mắt.
- Áp lực và cảm thấy đau vùng xoang mặt.
- Cảm giác về mùi vị bị suy giảm.
Các triệu chứng sốt cỏ khô có thể nhẹ hoặc tồi tệ hơn vào một số thời điểm trong năm.
Xem thêm: Ung thư phổi: Dấu hiệu nhận biết bệnh sớm và chính xác nhất
Các phương pháp điều trị sốt cỏ khô
Các phương pháp điều trị sốt cỏ khô thường gặp là:
- Hạn chế tiếp xúc với các chất có thể gây bệnh.
- Sử dụng Corticosteroid xịt mũi, corticosteroid đường uống, thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi, rửa mũi,
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, sốt cỏ khô lại ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, tinh thần và sức khỏe của người mắc bệnh. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng nghi nhiễm, cần đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức để giải quyết bệnh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.