Virus cúm B là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa?

Virus cúm B là bệnh chỉ được tìm thấy ở người với các triệu chứng không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt và tinh thần của người mắc bệnh. Vậy virus cúm B là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa?

 

Virus cúm B hay còn gọi là cúm B
Virus cúm B hay còn gọi là cúm B

Xem thêm: Sốt siêu vi ở trẻ em: Triệu chứng và ngăn ngừa

 

Những điều cần biết về virus cúm B

 

  • Virus cúm B hay còn gọi là cúm B. Là bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường hô hấp do virus gây ra.
  • 3 loại virus cúm phổ biến: virus cúm A (thường gặp nhất, có thể lây lan từ động vật sang người và mang tính phát tán cao); virus cúm B (lây lan giữa người với người và có thể gây nhiều nguy hiểm đến người mắc bệnh); virus cúm C (cảm cúm nhẹ và không gây hại đến sức khỏe con người).
  • Virus cúm B chỉ lây nhiễm từ người sang người.
  • Một số biến chứng của cúm B có thể đe dọa đến tính mạng con người. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao. 

 

Triệu chứng của cúm B

Sốt và ớn lạnh, một loại triệu chứng khi nhiễm virus cúm B
Sốt và ớn lạnh, một loại triệu chứng khi nhiễm virus cúm B

Triệu chứng của cúm B mà bạn cần nắm là:

 

  • Sốt, ớn lạnh
  • Viêm họng, ho
  • Sổ mũi, hắt hơi
  • Đau bụng, yếu ớt
  • Cảm thấy mệt mỏi và đau nhức khắp cơ thể
  • Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như: cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ăn không ngon, đau dạ dày,...

 

Nếu không được điều trị kịp thời, cúm B có thể gây ra các biến chứng như:

 

  • Viêm phổi, viêm phế quản, viêm cơ tim, viêm tim
  • Suy hô hấp, suy thận
  • Nhiễm trùng huyết

 

Các đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng khi mắc cúm B bao gồm:

 

  • Trẻ em < 5 tuổi, đặc biệt là các bé < 2 tuổi.
  • Người > 65 tuổi
  • Phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh song < 2 tuần.
  • Người có hệ miễn dịch kém.

 

Làm thế nào khi mắc bệnh cúm B?

Thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi nhiễm virus cúm B
Thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi nhiễm virus cúm B

 

  • Đối với người khỏe mạnh: Có thể tự điều trị tại nhà bằng thuốc hạ sốt và chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học.
  • Đối với trẻ em, người già hoặc người ốm yếu: Nên đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng hơn do cúm B gây ra.

 

Để phòng ngừa virus cúm B, có thể thực hiện theo các cách sau:

 

  • Tiêm vắc xin phòng virus cúm B.
  • Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi nhiễm virus cúm B.