Protein một dưỡng chất được tạo thành từ sự liên kết chuỗi dài của các axit amin và tham gia hầu hết các nhiệm vụ, hoạt động của cơ thể. Vậy, protein thực sự có vai trò quan trọng như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây của TOPBESTVIET.
Xem thêm: Whey Protein có tác động như thế nào đến cơ bắp?
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Mỗi gam protein chứa khoảng 4 calo, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể chỉ sử dụng năng lượng từ protein và trường hợp khẩn cấp, khi không được cung cấp carbs hay chất béo.
Định hình cấu trúc của mô tế bào
Keratin (da, tóc, móng tay), Collagen (xương, gân, dây chằng, da), Elastin (tử cung, phổi, động mạch ) là các protein dạng sợi, có chức năng tạo độ cứng (khung) cho mô và tế bào.
Thúc đẩy sự tăng trưởng của mô
Các protein được cơ thể sử dụng để tái tạo, sửa chữa và duy trì các mô. Ở trường hợp người ốm, phụ nữ mang thai và cho con bú, người phục hồi sau chấn thương, vận động viên hay người lớn tuổi cần lượng protein cao hơn bình thường để phục vụ cho quá trình này.
Tham gia các phản ứng sinh hóa
Các enzyme được tạo ra từ protein tham gia hàng ngàn phản ứng sinh hóa khác nhau của tế bào. Lúc này, cấu trúc của enzyme kết hợp với chất nền (phân tử bên trong tế bào) tạo nên tiền đề xúc tác cho các phản ứng trao đổi chất cần thiết. Ngoài ra các enzyme hoạt động bên ngoài tế bào (lactase, lactase,...) sẽ thúc đẩy sự giải phóng hoặc phân giải của các hoạt chất khác nhau trong cơ thể.
Hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào (truyền tín hiệu)
Một số protein đóng vai trò là kích thích tố, nghĩa là người trung gian, hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào - mô - cơ quan với nhau.
Duy trì tính ổn định của độ pH
Nồng độ axit và bazơ trong máu, chất dịch trong cơ thể được điều hòa và ổn định nhờ vào sự kiểm soát của protein. Nếu không có sự tác động này, dù chỉ một sự thay đổi nhỏ của nồng độ pH cũng gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe của con người.
Duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể
Một vai trò quan trọng khác của protein là điều chỉnh các quá trình, hoạt động trong cơ thể nhằm duy trì sự cân bằng của chất lỏng. Chẳng hạn: các protein trong máu giúp cân bằng chất lỏng bằng cách thu - giữ nước. Nếu thiếu hụt protein, albumin và globulin sẽ giảm dần, máu sẽ không được giữ lại trong mạch và các chất lỏng bị tích tụ, len lỏi vào các khoảng trống của tế bào, gây nên hiện tượng sưng phù, đặc biệt ở dạ dày.
Tham gia hệ thống miễn dịch
Protein tham gia vào quá trình tạo thành các globulin - kháng thể trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng, virus, vi khuẩn có hại.
Tham gia vận chuyển, lưu trữ chất dinh dưỡng
Protein tham gia quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng: vitamin, khoáng chất, glucose, cholesterol, oxy cho các tế bào. Chẳng hạn: hemoglobin giúp mang oxy từ phổi đến mô cơ thể hoặc glucose mang đường đến các tế bào. Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển này mang tính chất đặc hiệu, nghĩa là một protein chỉ vận chuyển một chất cụ thể.