Có một loại quả đúng như cái tên của nó, Thần kỳ (còn gọi là cây Kỳ diệu), với khả năng chuyển hóa tất cả các vị: chua, cay, mặn, chát thành vị ngọt. Cùng TOPBESTVIET khám phá đặc trưng và công dụng của giống quả kỳ lạ ngay trong bài chia sẻ này!
Xem thêm: Những điều thú vị về cây Bao báp
Đặc điểm của cây Thần kỳ
- Thần kỳ có tên khoa học là Synsepalum dulcificum, thuộc họ Sapotaceae - Hồng xiêm.
- Có nguồn gốc tại Tây Phi, được phát hiện bởi Des Marchais vào năm 1725.
- Thân cứng, màu nâu xám, phân nhánh và có thể cao đến 6m. Quả chín màu đỏ mọng và rất nhanh hỏng, mặt dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Lá hình bầu dục, bản dài > 5cm, có màu xanh đậm ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt dưới, mép nguyên.
Thành phần hóa học
Thành phần chính của quả Thần kỳ là Miraculin.
Miraculin là một Glycoprotein với 191 axit amin. Có nhiều giả thuyết về hoạt chất kỳ lạ này. Trong đó, có nhiều nghiên cứu chứng tỏ Miraculin phản ứng với axit trên gai lưỡi, từ đó làm cho vị chua sẽ trở thành vị ngọt. Vị ngọt “ảo” này xuất hiện trong khoảng 1 giờ và biến mất khi sử dụng đồ uống nóng.
Khả năng biến đổi thành vị ngọt của Miraculin trong quả Thần kỳ làm dấy lên những kỳ vọng về ứng dụng rộng rãi của nó cho các bệnh nhân tiểu đường, béo phì.
Công dụng của quả Thần kỳ
Như đã đề cập ở trên, quả Thần kỳ có khả năng làm biến đổi vị, vì vậy nó có thể hỗ trợ giảm nhu cầu sử dụng đường của bệnh nhân trong quá trình ăn kiêng. Bên cạnh đó, nó còn giúp cải thiện vị giác ở người bị ung thư, giúp họ có cảm giác ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, Miraculin không bền ở nhiệt độ cao. Vì vậy, khả năng hô biến vị thực phẩm, đồ uống của loại quả này chỉ có hiệu nghiệm sau khi ăn quả tươi.
Lưu ý:
Miraculin trong quả Thần kỳ chỉ đánh lừa vị giác mà không làm thay đổi cấu trúc hóa học của thực phẩm. Do đó, không được lạm dụng quả Thần kỳ trong việc biến thực phẩm có tính axit cao (chanh, giấm,...) thành thực phẩm có vị ngọt.
Xem thêm: Lithops (Thạch Lan) - Hoa trên sỏi, những điều thú vị mà bạn nên biết