Những điều thú vị về cây Bao báp

Bao báp giống cây khổng lồ với hình dáng vô cùng đặc biệt mà chúng ta vẫn thường thấy trên những thảo nguyên khắc nghiệt của Châu Phi. Trong bài chia sẻ này, TOPBESTVIET sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hay ho về đặc điểm hình thái, chủng loại và công dụng của Bao báp. Khám phá ngay!

Cây Bao báp ngàn năm tuổi ở Châu Phi
Cây Bao báp ngàn năm tuổi ở Châu Phi

Xem thêm: Giá trị chưa được khai thác ở cỏ Vetiver

Đặc điểm của cây Bao báp

  • Cây Bao báp thuộc họ Bombacoideae - Gạo,
  • Là cây thân gỗ với chiều cao phổ biến từ 5m đến 25m. Đường kính gốc cây Bao báp từ 7m đến 11m và có khi đến 50m.
  • Phân bố chủ yếu ở Châu Phi, thích nghi tốt với điều kiện sống khô hạn, khắc nghiệt. Điều này đến từ khả năng trữ nước trong thân cây với dung tích có thể lên đến 120.000 lít nước. Vì vậy, nó làm cho thân cây phình to bất thường. Tại Việt Nam, Bao báp được phát hiện đầu tiên ở Hà Tiên.
  • Tuổi thọ của Bao báp lớn nhất hiện giờ là 2.000 năm. 
  • Vào đầu thế kỉ XXI, tuổi thọ và số lượng cây Bao báp giảm đáng kể. Nguyên nhân được dự đoán cho hiện tượng này là hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.

Các giống loài Bao báp

Có 8 loài Bao báp chính hiện nay, cụ thể:

  • Adansonia digitata (Bao báp châu Phi). Được phát hiện vào năm 1753 ở Đông Bắc, Trung và Nam châu Phi. Chiều cao trung bình của Adansonia digitata là 25m với hoa trắng nở rộ vào mùa xuân. 
  • Adansonia grandidieri (nguồn gốc Madagascar). Đây là giống cây Bao báp lâu đời nhất và được trồng một vài nơi ở Huế.
  • Adansonia gregorii (Bao báp Australia - Tây bắc Australia). Giống cây Bao báp này tập trung chủ yếu ở Kimberley, Tây Australia, nơi có điều kiện khí hậu khô hạn và nóng nhất.
  • Adansonia madagascariensis (Bao báp Madagasca - Madagascar). Chiều cao trung bình của giống cây Bao báp này từ 10m đến 30m và thuộc sách đỏ IUCN (2011).
  • Adansonia perrieri (Bao báp Perrier - Madagascar). Phân bố chủ yếu ở phía bắc Madagascar với chiều cao có thể đến 30m với hình thái tán cây vương miện độc đáo.
  • Adansonia rubrostipa (Bao báp Fony - Madagascar). Chiều cao trung bình của giống cây này là 5m đến 20m và phân bố rộng rãi ở khắp châu Phi. 
  • Adansonia suarezensis (Bao báp Suarez - Madagascar). Được phát hiện sống quần thể tại Matorry, phía nam Madagascar. Giống Bao báp này có thể cao đến 25m.
  • Adansonia za (Bao báp Za - Madagascar). Đây được xem là giống cây Bao báp thương mại, dễ trồng với chiều cao từ 5m đến 30m.

Công dụng của cây Bao báp

Những điều thú vị về cây Bao báp
Cây Bao báp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống người dân Châu Phi
Cây Bao báp có ý nghĩa quan trọng trong đời sống người dân Châu Phi

Một số công dụng thú vị của cây Bao báp có thể kể đến như:

Đối với lá:

Lá cây Bao báp có thể dùng để làm rau sống hoặc làm bột tại các vùng Malawi, Zimbabwe và Sahe. Trong đó, những người dân Nigeria còn sử dụng lá cây để nấu súp kuka.

Ở Australia, lá của giống cây này được sử dụng làm thuốc.

Đối với quả:

Quả Bao báp mềm với kích thước khoảng 30cm, nặng 1,5kg, tương tự như quả dừa. Có vị chua (giống như cam). Thành phần hóa học của quả rất giàu vitamin C, phốt pho, kali, canxi, magie, sắt và phytosterol, và các chất khoáng khác, cùng Carbohydrate, chất béo và protein. 

Có thể làm bột từ quả Bao báp hoặc được sử dụng như một loại nước trái cây. Bên cạnh đó, kem gelado de múcua cũng được làm từ Bao báp.

Đối với hạt:

Hạt Bao báp được sử dụng làm đặc các món súp hoặc lên men thành gia vị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chiết dầu Bao báp từ hạt hay nướng và ăn trực tiếp chúng.

Đối với thân cây:

Thân cây Bao báp là nguồn cung cấp sợi, làm thuốc nhuộm hoặc được sử dụng làm than củi.

Cây Bao báp ở Việt Nam

Bao báo 10 năm tuổi ở Việt Nam
Bao báo 10 năm tuổi ở Việt Nam

Cây Bao báp được phát hiện đầu tiên vào khoảng 100 năm trước ở Hà Tiên. Đến năm 2008, tiếp tục phát hiện Bao báp lâu đời khác (có tuổi thọ lên đến 100 năm) tại thị xã Hà Tiên, Kiên Giang. Ngày nay, Bao báp đã được nhân giống và trồng tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội.