Trong Đông y, Hương nhu trắng hay còn gọi là É trắng, Hương nhung, Bạch hương nhung,... được xem là dược liệu quý với khả năng hỗ trợ điều trị cảm lạnh hay chứng hôi miệng cực kỳ hiệu quả. Cùng TOPBESTVIET khám phá về cây thuốc dân gian "mọc hoang", tưởng chừng vô dụng nhưng lại rất hữu dụng trong bài chia sẻ dưới đây!
Xem thêm: Khám phá cây dược liệu mọc hoang - Hương nhu tía
Hương nhu trắng
Hương nhu trắng có tên khoa học là Ocimum gratissimum L, thuộc họ Lamiaceae - Bạc Hà.
- Phân bố ở cả miền Nam, Trung và Bắc. Thường mọc dại, sức sống bền bỉ với khả năng chịu hạn, chịu đất nghèo dinh dưỡng, chịu úng tốt.
- Cây thân thảo với chiều cao phổ biến từ 1m đến 2m. Thân có lông, phân nhánh và thường hóa gỗ ở gốc với những cây có tuổi thọ.
- Lá Hương nhu có màu xanh thẫm ở mặt trên và xanh nhạt hơn ở mặt dưới. Hình thái lá thuôn chữ mác, cuống dài, mép hình răng cưa. Có lông phủ trên lá, gây cảm giác sần khi sờ vào. Gân đối xứng.
- Hoa Hương nhu trắng mọc ở đỉnh cành, với cuống hoa dài, màu trắng và ngả nâu khi già, hương thơm nhẹ, hơi cay. Hoa sai vào tháng 5 đến tháng 7.
Thành phần hóa học của Hương nhu trắng
Bao gồm:
- Hàm lượng lớn Carvacrol, Trans Bergamotene, b-Caryophyllene, Thymol, Humulene, b-Bisabolene, Terpinen-4-Ol, g-Terpinene, p-Cymene, Camphene, a-Pinene.
- Hàm lượng nhỏ b-Farnesene, Limonene.
Trong đó:
- Carvacrol có khả năng kiểm soát và hỗ trợ điều trị các bệnh: Ho, hen suyễn, viêm phế quản, đầy hơi. Có đặc tính kháng virus mạnh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và loại bỏ nấm. Có khả năng giảm đau, kích thích tình dục và được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp mỹ phẩm với ứng dụng trị liệu (tinh dầu, nước hoa, kem đánh răng,...)
- Thymol, b-Bisabolene với khả năng kháng viêm, giảm đau mạnh mẽ.
- Humulene có chức năng kháng viêm, kháng khuẩn và gây cảm giác no bụng.
- Trong Đông Y, Hương nhu trắng có vị cay, tính ôn và không độc.
Tác dụng của Hương nhu trắng
Hương nhu trắng khá tương đồng với Hương nhu tía với các tác dụng như:
- Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
- Giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn (kháng các loại khuẩn: trực khuẩn lỵ, trực khuẩn phế viêm, trực khuẩn thương hàn) và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Hỗ trợ chữa cảm lạnh, hôi miệng, điều trị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, chảy máu cam.
Thu hái - Sơ chế - Bảo quản và Cách dùng Hương nhu trắng
- Có thể thu hái thân, lá hoặc toàn bộ thân của Hương nhu trắng. Làm sạch, cắt khúc và phơi khô. Đối với Hương nhu trắng khô cần bảo quản trong túi giấy hoặc lọ thủy tinh kín, không tiếp xúc với khí ẩm hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Sử dụng Hương nhu trắng tươi, khô (sắc nước), xông hoặc tinh dầu.
Lưu ý khi sử dụng Hương nhu trắng
Khi dùng Hương nhu trắng trong điều trị bệnh, cần chú ý:
- Không dùng Hương nhu trắng đã bị ẩm mốc.
- Khi sử dụng Hương nhu trắng tươi, cần rửa sạch.
- Hỏi ý kiến người có chuyên môn về liều dùng.
- Không nên uống nhiều nước hoặc nước Hương nhu trắng còn nóng.
- Chống chỉ định với các đối tượng: Không có biểu hiện bệnh, bệnh nhân ra nhiều mồ hôi, người âm hư - khí hư,...