Đinh lăng - Nhân sâm của người nghèo

Đinh lăng hay còn gọi là cây Gỏi cá, cây Nam dương sâm, giống cây dược liệu quý trong y học phương Đông lẫn y học hiện đại. Rễ của Đinh lăng giàu Saponin và nhiều hoạt chất hiếm, tương tự như nhân sâm, nên thường được sử dụng ngâm rượu hoặc bài chế thuốc. Một trong những công dụng nổi bật và được nhắc đến nhiều nhất ở giống cây quý này chính là bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lý và hỗ trợ làm giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả.

Cây Đinh lăng
Cây Đinh lăng
Xem thêm: Quả Thần kỳ - "Dị năng" biến đổi vị thực phẩm

Đặc điểm của cây Đinh lăng

  • Cây Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa, thuộc họ Araliaceae - Ngũ gia bì.
  • Phân bố ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Lào. Tại Việt Nam, Đinh lăng được trồng nhiều ở vùng núi, trung du. 
  • Thuộc giống thực vật nhỏ, thân cứng, nhẵn, với chiều cao trung bình từ 0,8m đến 1,5m. 
  • Lá cây xẻ lông chim, chiều dài từ 20cm đến 40cm, có màu xanh bóng ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt dưới, mép hình răng cưa không đều với mùi thơm nhẹ đặc trưng.
  • Hoa Đinh lăng mọc cụm với nhiều hoa nhỏ, cánh mỏng và rộ vào tháng 4 đến tháng 7 hằng năm. Quả nhỏ, dẹt, đường kính từ 3mm đến 4mm.

Thành phần hóa học 

Cây Đinh lăng là một trong số ít các dược liệu dồi dào hàm lượng hoạt chất quý, đặc biệt ở phần rễ, bao gồm:

  • 8 loại Saponin
  • Hơn 20 axit amin, vitamin và khoáng chất: vitamin B1, B2, B6, C, Lysin, Cystein, Methionin

Thu hái, sơ chế và bảo quản Đinh lăng

Rễ Đinh lăng
Rễ Đinh lăng

Thành phần dược liệu được sử dụng ở Đinh lăng là toàn bộ cây, tuy nhiên, thông dụng nhất là lá và rễ. Thu hái Đinh lăng khi cây được ít nhất 3 năm tuổi. Đào rễ, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi.

Đinh lăng khô cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh gió, tránh ẩm ướt và ánh sáng mặt trời trực tiếp. Có thể thường xuyên phơi khô Đinh lăng để tránh nấm mốc hoặc biến chất. Được sử dụng ở dạng: bột, sắc, nấu cao và ngâm rượu.

Xem thêm: Đẳng sâm, đặc tính, công dụng và cách dùng

Công dụng của Đinh lăng

Trong Đông y, Đinh lăng có nhiều công dụng:

Đối với rễ: 

  • Bổ khí, lợi tiểu, bồi bổ cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị liệt dương, rối loạn cương dương.
  • Điều trị chứng thiếu máu
  • Thông tắc tia sữa, hỗ trợ làm giảm đau dạ con.
  • Làm giảm đau nhức, mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan mãn tính, phong thấp.
  • Kích thích hệ tiêu hóa, trị chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, giúp ăn ngon, ngủ sâu.

Đối với lá: 

  • Giải độc, điều trị ho ra máu, nổi mề đay, mẩn ngứa.
  • Chữa sưng khớp, làm giảm đau, trị kiết lỵ, ho và dị ứng da.
  • Phòng ngừa chứng co giật ở trẻ em, đau thắt ngực.
  • Xoa dịu hệ thần kinh, giúp ngủ ngon, tập trung.
  • Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, bí tiểu, đau do quặn thận và trị sỏi đường tiểu.

Đối với thân và cành:

Dùng để chữa đau lưng, phong thấp.

Lưu ý khi sử dụng Đinh lăng trong điều trị bệnh

  • Nếu lạm dụng các bài thuốc từ Đinh lăng có thể gây ngộ độc và tổn thương các cơ quan nội tạng của cơ thể hoặc các triệu chứng phụ như: say thuốc, tiêu chảy, nôn mửa,...
  • Chống chỉ định với các đối tượng dị ứng với thuốc, người mắc bệnh mãn tính  với thuốc hoặc phụ nữ mang thai.
  • Nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi sử dụng Định lăng trong điều trị bệnh.