Còn có tên gọi khác là cây Loét mồm, cây Chạm khẩu cắm, Dạ cẩm - dược liệu quý với khả năng kháng viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày hiệu quả. Cũng chính vì điều này mà năm 1960, giống dược liệu này được đưa vào mục cây thuốc điều trị bệnh dạ dày.
Xem thêm: Mã đề - Từ món canh dân dã đến bài thuốc quý của dân gian
Đặc tính của cây Dạ cẩm
- Cây Dạ cẩm có tên khoa học là Oldenlandia eapitellata Kuntze, thuộc họ Rubiaceae - Cà phê.
- Phân bố rộng khắp ở các nước khu vực Châu Á: Trung Quốc, Campuchia, Lào,...Tại Việt Nam, Dạ cẩm mọc hoang ở vùng trung du và miền núi ở các tỉnh phía Bắc.
- Là cây bụi, dây leo với chiều dài có thể đến 2m. Thân phân nhánh với lông mịn bao quanh.
- Lá mọc đối, hình bầu dục, có màu xanh đậm ở mặt trên và nhạt hơn ở mặt dưới. Hoa mọc chùm, cánh mỏng, màu trắng hướng vàng và rộ vào tháng 5 đến tháng 7. Quả nang, nhỏ với nhiều hạt bên trong.
Thành phần hóa học của cây Dạ cẩm
Bao gồm:
- Hàm lượng lớn Alcaloid
- Saponin, Tanin
- Anthra – glucozit
Thu hái, sơ chế và bảo quản Dạ cẩm
Bộ phận dược liệu được sử dụng ở Dạ cẩm: toàn bộ cây. Thu hoạch Dạ cẩm quanh năm bằng cách tỉa thân, lá hoặc hoa, rửa sạch, cắt đoạn và sử dụng tươi hoặc ở dạng khô. Dạ cẩm khô cần được bảo quản trong túi nilon hoặc hũ đựng kín, tránh ẩm, gió và ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Xem thêm: Cây Cỏ Dòi - Bài thuốc dân gian ít ai biết
Tác dụng của Dạ cẩm
Trong Đông y, Dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình với các công dụng như:
- Hỗ trợ điều trị và cải thiện các bệnh về dạ dày như: viêm, ợ chua, loét hoặc các bệnh viêm lưỡi, loét miệng.
- Điều trị các bệnh ngoài da như: ghẻ, dị ứng.
- Thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan.
- Lợi tiểu, thông tiểu.
Lưu ý khi sử dụng Dạ cẩm trong điều trị bệnh:
- Chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và các đối tượng di ứng với thành phần của thuốc.
- Không lạm dụng các bài thuốc từ Dạ cẩm.
- Cần dùng Dạ cẩm sạch, không có chứa chất hóa học, trừ sâu.
- Cần tham khảo chuyên gia trước khi sử dụng Dạ cẩm trong điều trị bệnh.