Mã đề - Từ món canh dân dã đến bài thuốc quý của dân gian

Không chỉ là món canh ngon dân dã mà các bà, các mẹ hay nấu với thịt bằm, Mã đề hay còn gọi là rau Mã đề, Xa tiền thảo, lá Mã đề, còn là bài thuốc quý trong Đông Y nổi tiếng với công dụng lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận. Cùng TOPBESTVIET khám phá nhiều hơn nữa các đặc điểm và công dụng của Mã đề ngay trong bài chia sẻ này!

Cây Mã đề
Cây Mã đề

Đặc điểm của Mã Đề

  • Có tên khoa học là Plantago asiatica, là giống cây sống lâu năm với nhiều cách nhân giống: hạt, thân (nhánh).
  • Mã đề thân thảo, có thân ngắn, màu xanh, mềm với chiều dài khoảng 5cm - 10cm. 
  • Phân bố rộng khắp ở các vùng nông thôn, đồng bằng và trung du. Có sức sống mãnh liệt với khả năng chịu hạn, chịu đất cằn, chịu úng khá tốt.
  • Lá hình nang trứng, màu xanh thẫm ở mặt trên và xanh sáng ở mặt dưới. Có phiến rộng, mép nguyên, gân nổi rõ đối xứng.
  • Mã đề phân nhiều lá và có thể đạt 30 - 40 lá/ bụi.
  • Hoa có màu xanh, dài khoảng 20cm đến 30cm theo chiều thẳng đứng hướng lên trời và gần như không có hương.

Thành phần hóa học của Mã đề

Bao gồm:

  • Canxi, chất nhày
  • Vitamin A,  vitamin C, vitamin K
  • Aucubin, Plantenolic.

Tác dụng của Mã đề

Mã đề có nhiều công dụng trong điều trị bệnh
Mã đề có nhiều công dụng trong điều trị bệnh

Trong Đông Y, Mã đề có vị ngọt, tính hàn với các tác dụng như:

  • Lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, chảy máu cam. 
  • Điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp cao, viêm cầu thận, tiêu đờm và tăng cường thị lực.
  • Mãi đề giàu canxi, có tác dụng tốt cho xương khớp, giúp xoa giảm sự căng thẳng của hệ thần kinh.
  • Nhiều nghiên cứu hiện nay, Mã đề còn có khả năng cai thuốc lá hiệu quả.
  • Khả năng kháng viêm tuyệt vời nhờ hàm lượng lớn Allantoin và Apigenin.
  • Tăng cường chức năng gan và hỗ trợ phòng ngừa, điều trị viêm gan.
  • Hỗ trợ điều trị táo bón, viêm đường tiết niệu, thanh lọc và giải nhiệt, giải độc tốt (sử dụng bông Mã đề).
  • Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.

Thu hái - Sơ chế - Bảo quản và Sử dụng Mã đề

  • Tất cả các bộ phận của Mã đề đều có thể sử dụng được, bao gồm: thân, hạt, lá và bông Mã đề. Bạn có thể hái, rửa sạch, cắt khúc và phơi khô Mã đề. Đối với Mã đề phơi khô, cần bảo quản trong túi nilon hoặc lọ thủy tinh kín, tránh ẩm mốc hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Bạn có thể sử dụng Mã đề ở dạng tươi (sống) hoặc khô (sắc nước), xông.
  • Ở dạng tươi, Mã đề được sử dụng làm các món ăn như: canh Mã đề nấu thịt bằm, cháo Mã đề, Sâm Mã đề

Vài điều cần lưu ý khi sử dụng Mã đề

Mã đề khô
Mã đề khô

Mặc dù là cây thuốc quý với nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên, khi sử dụng Mã đề, cần lưu ý:

  • Không sử dụng Mã đề bị lên nấm mốc hoặc quá hạn.
  • Cần rửa sạch Mã đề nếu dùng ở dạng tươi.
  • Cần cân nhắc sử dụng Mã đề ở các đối tượng: Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người già, người hay đi tiểu về đêm. Và nên dùng với các đối tượng bị tiểu buốt, táo bón, tiêu chảy, cao huyết áp, tiểu rắt, bí tiểu, viêm phổi hay muốn cai nghiện thuốc lá.
  • Cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi sử dụng Mã đề trong điều trị bệnh để tránh tương tác thuốc.
  • Không nên dùng quá nhiều Mã đề hoặc dùng quá thường xuyên.