Bông So đũa không chỉ hợp lắm khi nấu với cá lóc đồng để cho ra hương vị ngọt tự nhiên, giòn nhẹ, mà còn là dược liệu quý trong dân gian. Cùng TOPBESTVIET khám phá đặc tính và công dụng của So đũa với sức khỏe của con người ngay trong bài chia sẻ này!
Xem thêm: Mã đề - Từ món canh dân dã đến bài thuốc quý của dân gian
Đặc tính của cây So đũa
- Cây So đũa còn có tên gọi khác là Điền thanh hoa lớn, Su đũa hay Sua đũa với tên gọi khoa học là Sesbania grandiflora, thuộc họ Fabaceae - Đậu.
- Có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á. Phân bố chủ yếu ở miền Nam Việt Nam với mục đích chính là làm cảnh, làm thực phẩm hoặc làm dược liệu chữa bệnh.
- Là cây thân gỗ với chiều cao trung bình từ 4m đến 10m. Lá kép lông chim, dài từ 15cm đến 30cm với nhiều lá chét. Hoa So đũa mọc chùm ở nách cây, thõng xuống phía dưới. Hoa cánh mỏng, có màu trắng hoặc hồng, cam tím, hương nhẹ. Quả dài từ 30cm đến 35cm, thẳng và thót lại ở gốc, đỉnh. Hạt hình bầu dục, có màu vàng sậm, hình bầu dục.
Thành phần hóa học của cây So đũa
Bao gồm:
- Agathin, Xanthoagathin, Bassorin, Tannin
- Nhựa, gôm và các acid amin, vitamin, khoáng chất khác.
Thu hái, sơ chế và bảo quản So đũa
Bộ phận dược liệu được sử dụng ở cây So đũa là: thân, rễ, lá, vỏ và hoa. Thu hoạch quanh năm, rửa sạch và dùng ở dạng tươi hoặc khô.
Xem thêm: Cây Chó đẻ - Thần dược chữa bệnh gan
Tác dụng của So đũa
So đũa trong y học dân gian có các tác dụng như:
- Đối với vỏ: Kích thích hệ tiêu hóa, điều trị tiêu chảy, viêm ruột bằng, trị tưa lưỡi, giảm đau răng, viêm nướu có mủ.
- Đối với lá: Thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, giúp giảm viêm miệng, nhiệt miệng, giảm đau, thâm ở các vết bầm tím hay áp xe, bong gân.
- Đối với hoa: Canh hoa So đũa có thể hỗ trợ điều trị chứng nhức đầu, giảm sốt.
- Đối với rễ: Giúp giảm ho, tiêu đờm, làm giảm đau do thấp khớp.
Bên cạnh đó, cây So đũa còn có các tác dụng khác như: ngăn ngừa các gốc tự do, ngăn ngừa một số bệnh ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, chống viêm, hỗ trợ điều trị các bệnh về sỏi thận, viêm gan.
Lưu ý khi sử dụng So đũa trong điều trị bệnh:
- Khi sử dụng thuốc từ cây So đũa quá liều hoặc thường xuyên sẽ gây triệu chứng phụ như buồn nôn.
- Nếu dùng hoa So đũa để nấu canh, để không bị đắng thì nên loại bỏ phần quả non trong cánh hoa.
- Chống chỉ định các đối tượng bị dị ứng với các thành phần có trong So đũa.
- Nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng So đũa làm thuốc điều trị bệnh.