Cây Chó đẻ - Thần dược chữa bệnh gan

Được biết đến là thần dược cho gan với khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như: viêm gan B, gan nhiễm mỡ, xơ gan, cây Chó đẻ hay còn gọi là Chó đẻ răng cưa, dược liệu quý không khó để bắt gặp trong vườn nhà. Cùng TOPBESTVIET khám phá những đặc trưng, công dụng và cách dùng của loài cây có cái tên rất bắt tai này ngay trong bài chia sẻ dưới đây.

Cây Chó đẻ
Cây Chó đẻ
Xem thêm: Mã đề - Từ món canh dân dã đến bài thuốc quý của dân gian

Đặc tính của cây Chó đẻ

  • Cây Chó đẻ có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, thuộc họ Phyllanthaceae - Diệp hạ châu.
  • Xuất phát của tên gọi Chó đẻ là bởi người xưa thường thấy chó mẹ sau khi đẻ xong, thường tìm đến lá cây này mà ăn. Sau vài ngày, vết thương lành rất nhanh. Cho nên, cái tên Chó đẻ cũng ra đời là vì thế.
  • Phân bố rộng khắp ở các nước Châu Á. Tại Việt Nam, chủ yếu sống ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, trong các vườn hoang, bờ ruộng, ưa nóng ẩm với sức sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm.
  • Cây thân thảo, phân nhánh mảnh với chiều cao có thể gần 1m. Thân nhỏ, có màu xanh sẫm khi về già, trơn và mọc đơn hoặc bụi.
  • Lá hình bầu dục với kích thước nhỏ, gần giống với lá me, mọc so le nhau. Mặt trên của lá màu xanh đậm và xanh sáng ở mặt dưới, mảnh, mép nguyên. Hạt xanh nhạt, đường kính  nhỏ từ 2mm đến 3mm, xếp thành hàng dài ở dưới các tán lá nên gọi là Hạ châu.
  • Hoa Chó đẻ mọc chùm, cánh mỏng với màu trắng hướng vàng, thơm nhẹ. Hoa thường rộ vào tháng 4 đến tháng 7.

Thành phần hóa học của cây Chó đẻ

Bao gồm:

  • Flavonoid, Niranthin, Tamin, Alkaloid Phyllanthin, 
  • Acid hữu cơ, Hypophyllanthin, Phylteralin, 
  • Tritequen, Lingam, Phenol,....
  • Acid gallic, Acid ellagic, Acid phenolic.

Thu hái, sơ chế và bảo quản Chó đẻ

Tất cả các bộ phận của Chó đẻ đều là dược liệu
Tất cả các bộ phận của Chó đẻ đều là dược liệu

Bộ phận dược liệu được sử dụng của cây Chó đẻ là: thân, lá, rễ. Thu hoạch, loại bỏ đất cát, rửa sạch và phơi khô. Chó đẻ khô cần được bảo quản trong túi nilon hoặc hũ đựng kín, không ẩm, không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Có thể sử dụng cây Chó đẻ ở dạng sắc nước hoặc làm trà uống.

Xem thêm: Cây Nhàu - Dược liệu quý trong vườn nhà

Tác dụng của cây Chó đẻ

Trong Đông y, cây Chó đẻ có nhiều công dụng, bao gồm:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan. Có nhiều công trình nghiên cứu đã kiểm chứng điều này, trong đó thuốc Hepamarin được chiết xuất 100% từ cây Chó đẻ có tác dụng điều trị viêm gan B hoặc chế phẩm Phyllanthin được sử dụng điều trị viêm gan mãn tính.
  • Điều trị các bệnh về da như viêm da cơ địa, mụn nhọt, lở loét.
  • Hỗ trợ làm lành vết thương, giảm đau nhanh chóng. Trong một nghiên cứu, chiết xuất từ lá Chó đẻ có thể giúp giảm đau gấp 4 lần so với Morphin.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lậu, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu, tiểu đường.
  • Giúp lợi tiểu, chữa sỏi thận, sỏi mật, trị mụn, hạ sốt.
  • Điều trị bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không nên sử dụng cây Chó đẻ khô đã lên mốc hoặc quá hạn sử dụng.
  • Không dùng thuốc hoặc trà Chó đẻ thường xuyên với liều lượng nhiều.
  • Chống chỉ định những đối tượng di ứng với thành phần của thuốc.
  • Nên tham khảo chuyên gia trước khi sử dụng Chó đẻ làm thuốc điều trị bệnh.
  • Không được tùy tiện kết hợp Chó đẻ với các loại thuốc Đông y khác.