Dầu dừa ép nóng là dầu dừa có màu vàng nhạt, có thể có cặn, nhiều dinh dưỡng, thơm nồng, thường chỉ sản xuất được ở số lượng ít, thời gian bảo quản ngắn hơn dầu dừa ép lạnh nhưng lại có tác dụng ưu việt hơn. Cùng tìm hiểu cách nấu dầu dừa nóng tại nhà cực kỳ đơn giản trong bài chia sẻ dưới đây của TOPBESTVIET.
Xem thêm: Cách nấu dầu dừa lạnh đơn giản tại nhà
Tác dụng của dầu dừa nóng
Công dụng của dầu dừa nóng tương tự với dầu dừa ép lạnh, cụ thể:
- Cung cấp độ ẩm cho da, kết hợp với các hợp chất khác (lòng trắng trứng, sữa chua,...) giúp làm mờ thâm, làm da trắng hồng rạng rỡ.
- Ngăn ngừa nẻ da, nứt môi, làm mềm gót chân
- Có thể sử dụng để phục vụ cho quá trình tẩy lông, massage
- Ủ tóc, làm mềm tóc và làm tóc mượt hơn, hạn chế chẻ ngọn
- Trị bệnh nấm ở chân, kẽ chân
- Trị mụn trứng cá, mụn cơm
- Tẩy tế bào da chết, làm kem dưỡng ẩm
- Giảm sưng họng và các vấn đề về viêm họng
- Làm sạch mảng bám và giúp răng trắng sáng hơn
Cách làm dầu dừa nóng nguyên chất tại nhà
Cách làm dầu dừa nóng nguyên chất tại nhà cụ thể như sau:
Nguyên liệu làm dầu dừa nóng:
- Dừa khô
- Máy xay sinh tố, nồi nấu, đồ lọc
Cách làm dầu dừa nóng:
- Dừa bổ đôi, sử dụng dụng cụ để nạo cơm dừa hoặc dùng dao thái nhỏ cơm dừa.
- Cho cơm dừa vào máy xay cùng với nước sôi (tỉ lệ: 1 trái dừa : 2 chén nước sôi) sao cho hỗn hợp không ngập quá 1/2 máy xay và xay nhuyễn.
- Lọc nước cốt dừa từ hỗn hợp. Có thể sử dụng chày để vắt triệt để nước cốt dừa.
- Cho nước cốt dừa vào nồi sạch và nấu trên lửa nhỏ. Trong quá trình đun hỗn hợp, khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp sôi và bay hơi.
- Sau một thời gian, cặn dừa trong hỗn hợp sẽ ngả màu nâu và trở nên trong suốt. Đối với 1 trái dừa khô thì thời gian đun để hỗn hợp dầu trong khoảng 1 tiếng.
- Sau 1 tiếng, lọc bỏ cặn và cho dầu dừa vào hũ, bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý:
- Trong quá trình đun, cần khuấy đều liên tục để cặn không bị lắng, kết lại và cháy.
- Không pha quá nhiều nước trong quá trình xay lọc nước cốt.
- Thông thường dầu dừa nóng sẽ có thời gian bảo quản ngắn hơn dầu dừa ép lạnh, số lượng sản xuất ít, nhưng dinh dưỡng nhiều và đòi hỏi công sức, hao phí nhiều hơn nên giá thành sẽ đắt hơn.