Dầu dừa lạnh có màu trắng trong, không có cặn, tạp chất, mùi thơm nhẹ, ít dưỡng chất, nhưng dưỡng chất tốt, không bị biến đổi, có thời gian bảo quản lâu hơn và giá rẻ hơn rất nhiều so với dầu dừa nóng. Khám phá cách nấu dầu dừa lạnh đơn giản tại nhà trong bài chia sẻ dưới đây của TOPBESTVIET.
Công dụng của dầu dừa lạnh
Dầu dừa lạnh là một sản phẩm thông dụng và được ưa chuộng trên thị trường, tương tự với dầu oliu và các loại dầu thực vật khác. Nói về công dụng của dầu dừa lạnh, có thể kể đến:
- Dưỡng da, cung cấp độ ẩm và làm cho da mịn màng, mềm mại và trắng hồng hơn.
- Kết hợp với nha đam, sữa chua,...làm mặt nạ dưỡng da.
- Dưỡng môi, giúp môi căng mọng, mịn màng và giảm thâm.
- Dưỡng mi, làm dày mi, dài mi.
- Ủ tóc, giúp tóc mềm, mượt và dày hơn.
- Làm mờ vết rạn, ngăn ngừa nẻ da tay, da chân, da môi.
- Trộn salad, chế biến món ăn,...
Cách làm dầu dừa lạnh
Nguyên liệu chế biến dầu dừa lạnh:
- Dừa già 1 trái
- Máy xay sinh tố
- Hũ đựng dầu dừa
- Đồ nạo, dao chặt dừa
Cách làm dầu dừa lạnh:
- Dừa bổ đôi, nạo cơm dừa. Nếu không có đồ nạo, có thể sử dụng dao thái mỏng dừa.
- Cho cơm dừa vào máy xay sinh tố + một ít nước và xay ở chế độ trung bình.
- Khi hỗn hợp dừa được xay nhuyễn mịn và đồng nhất, dùng túi lọc để lọc lấy nước cốt dừa và cho vào hủ đựng.
- Để yên hủ nước cốt dừa ở nơi khô ráo trong vòng 1 ngày. Sau 1 ngày, hỗn hợp phân tách thành 2 tầng, bao gồm: lớp váng phía trên và lớp dầu dừa nguyên chất. Lọc bỏ lớp váng phía trên và thu được sản phẩm dầu dừa lạnh bên dưới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho hủ nước cốt dừa vào ngăn mát tủ lạnh sẽ nhanh hơn.
Đối với dầu dừa lạnh, khi để dầu dừa ở nhiệt độ thường sẽ ở dạng lỏng (bình thường) và đông cứng, có màu trắng đục nếu nhiệt độ giảm xuống < 20 độ C. Dầu dừa sau khi đông vẫn sử dụng bình thường, không có ảnh hưởng hay chuyển hóa trong dinh dưỡng của dầu dừa.