Không chỉ để trang trí, làm cho căn phòng thêm thơ, cho cuộc đời thêm mộng, hoa còn là để làm thành những món ăn cực kỳ hấp dẫn và dinh dưỡng. Khám phá ngay 7 loài hoa có thể làm món ăn ngay trong bài chia sẻ này cùng TOPBESTVIET.
Hoa Bụp giấm
Hoa Bụp giấm có tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, thuộc họ Cẩm Quỳ. Giống hoa này có nhiều màu khác nhau: trắng, vàng, hồng, nhưng phổ biến và được sử dụng nhiều trong Đông y và ẩm thực chính là Hibiscus sabdariffa với màu đỏ đặc trưng.
- Thành phần dưỡng chất của Bụp giấm bao gồm: Chất béo, đạm, protein, Vitamin A, vitamin B1 - B2 - B3, Vitamin C; Canxi, Sắt, Magie, Phốt pho, Kali, Natri; acid citric, acid tartaric, acid malic, acid hibiscus, anthocyanin,...
- Tác dụng: Lợi tiểu, hạ huyết áp, ngăn ngừa các bệnh mãn tính, điều trị các bệnh về thần kinh, tăng cường chức năng của tim, gan, hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình oxy hóa ở người.
Người ta thường sử dụng hoa Bụp giấm tươi để làm siro, mứt, gia vị, làm salad hoặc phơi khô (sấy) để làm trà. Nhìn chung, với bất kỳ món ăn nào, Bụp giấm đều thu hút người nhìn với sắc đỏ quyến rũ và vị ngọt nhẹ, chua dịu thanh khiết, dễ chịu.
Xem thêm: Cách làm siro Bụp giấm đơn giản
Hoa Bồ công anh
Bồ công anh còn gọi là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mót mét, mũi mác, diếp trời, rau mũi cày; có tên khoa học là Lactuca indica, thuộc họ Cúc (Asteraceae).
- Đây là giống cây mọc dại ở vườn hoang với cánh hoa nhỏ li ti, trắng muốt, xuất hiện trong thi, ca, nhạc, họa với vẻ đẹp của tuổi thơ và hy vọng. Với hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, bạn có thể sử dụng Bồ công anh ăn sống, salad, chiên hoặc làm rượu vang. Bên cạnh đó, phần rễ và thân cây có thể phơi khô làm trà hoặc nấu với các món hầm.
- Tác dụng: Hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa: đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu; thông tắc tia sữa; mụn nhọt, sưng mủ.
Hoa Oải hương
Oải hương có tên khoa học là: Lavandula angustifolia, thường gọi là Lavender, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
- Đây được xem là giống hoa thiêng của mùa hè với sắc tím buồn thơ mộng và mùi hương nồng. Tinh dầu được chiết xuất từ loài hoa này được xem là hương vị của tình yêu với độ sạch và sự thuần khiết trọn vẹn. Ngoài tinh dầu, Oải hương còn được sử dụng trong các món nướng, làm siro, rượu, hoặc phơi khô (sấy) làm trà, gia vị hoặc thảo dược.
- Tác dụng: kháng khuẩn, xoa dịu các tế bào thần kinh, giúp an thần và giảm stress, đau đầu.
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa có tên khoa học là Flos Lonicerae, thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae).
- Đây là một trong các giống cây hoa dược liệu quan trọng trong y học cổ truyền từ nhiều thế kỷ. Mật của Kim ngân có thể sử dụng trực tiếp, trong khi đó hoa của Kim ngân có thể sử dụng ăn trực tiếp, làm siro hoặc phơi khô (sấy) làm trà thảo dược. Bên cạnh đó, Kim ngân khi đắp lên vùng da bị viêm giúp kháng khuẩn và làm dịu vết thương nhanh chóng.
- Tác dụng: Lợi tiểu, tăng chuyển hóa chất béo, tốt cho mắt và hệ tim mạch.
Hoa Sen cạn
Sen cạn còn gọi là Thu hải đường, hạn hà thảo, Hà diệp liên; tên khoa học là Tropaeolum majus L, họ Tropaeolaceae, có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
- Hoa Sen cạn lành tính, giàu vitamin C và sắc tố, vì vậy thường dùng làm bánh ngọt, ăn trực tiếp, nướng, salad, trang trí, gia vị hoặc sốt pesto.
- Tác dụng: Chống oxy hóa, ngăn ngừa các bệnh mãn tính, làm đẹp da,
Hoa Lưu ly
Lưu ly hay còn gọi là Sao ly, có tên khoa học là Myosotis, thuộc họ Mồ hôi (Boraginaceae), có nguồn gốc ở châu Âu.
Là giống hoa thảo mộc có hình ngôi sao với màu xanh, trắng hoặc hồng đặc trưng. Trong Đông y, hoa được sử dụng như một dược liệu có chức năng trị ho, đau họng. Trong ẩm thực, hoa Lưu ly được dùng ăn tươi, làm tráng miệng, salad hoặc biến tấu thành những món giải khát hấp dẫn.
Hoa rau Sam
Hoa rau Sam hay còn gọi là rau Sam, có tên khoa học là Portulaca oleracea, thuộc họ Rau sam (Portulacaceae).
Rau Sam có hàm lượng Omega 3 vượt trội và nguồn vitamin, khoáng dồi dào với tác dụng điều trị táo bón, cải thiện đường tiêu hóa và tốt cho hệ tim mạch. Bạn có thể sử dụng nó để xào, hấp, hoặc làm salad.