Nhiều nghiên cứu cho thấy Sâm đất có tác dụng hỗ trợ điều trị huyết áp cao và tiểu đường hiệu quả và đây cũng là một trong những dược liệu dân gian có thể dùng để nấu canh và xuất hiện nhiều trong bữa cơm gia đình. Vậy, cây Sâm đất là cây gì? Có đặc điểm hình thái ra sao? Công dụng của Sâm đất như thế nào? Khám phá ngay cùng TOPBESTVIET.
Xem thêm: Dạ cẩm - Bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả
Đặc điểm của cây Sâm đất
- Cây Sâm đất còn có các tên gọi khác là Sâm nam, Sâm quy bầu hoặc Sâm rừng; có tên khoa học là Boerhavia diffusa L, thuộc họ Nyctaginaceae - Hoa phấn.
- Tại Việt Nam, Sâm đất mọc hoang và tập trung nhiều ở các vùng trung du và miền núi.
- Là cây thân cỏ, mọc sát đất với chiều cao có thể lên đến 0,5m. Thân cây cây mềm, có màu xanh thẫm, trơn bóng và phân nhánh. Lá mọc đối xứng, mép lượn sóng, có màu xanh đậm ở mặt trên và xanh nhạt ở mặt dưới. Khi vò lá Sâm tươi thì cảm giác nhớt, gần giống với lá Mồng tơi.
Thành phần hóa học của Sâm đất
Bao gồm:
- Punarnavine và các alkaloid.
- Khoáng, nitrat kalium, chất gôm, tinh bột,…
Thu hái, sơ chế và bảo quản Sâm đất
Bộ phận dược liệu được sử dụng ở Sâm đất là rễ và lá. Thu hoạch, rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi khô.
Sâm đất khô cần được bảo quản cẩn thận trong túi nilon hoặc lọ đựng kín gió, tránh ẩm và ánh sáng mặt trời trực tiếp. Có thể sử dụng Sâm đất ở dạng tươi, nước sắc, bột, cao lỏng,...
Xem thêm: Mã đề - Từ món canh dân dã đến bài thuốc quý của dân gian
Công dụng của Sâm đất
Trong Đông y, Sâm đất có vị hơi đắng, tính hàn với nhiều công dụng nổi bật như:
- Lợi tiểu, thông tiểu nhờ hoạt động kích thích D – amino oxidase và ức chế succinic dehydrogenase ở thận.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về thận. quáng gà và loét giác mạc.
- Thanh nhiệt, giải độc, chống co giật.
- Tăng cường sức khỏe cho gan, thận, dạ dày.
- Hạ sốt, trị giun, trị loét và các bệnh ngoài da khác.
Lưu ý khi sử dụng Sâm đất trong điều trị bệnh:
- Khi sử dụng Sâm đất với liều cao có thể gây các triệu chứng phụ như: ra mồ hôi, nôn.
- Chống chỉ định với phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 7 tuổi và các đối tượng dị ứng với thành phần của thuốc.
- Chỉ sử dụng Sâm đất sạch, không có hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.
- Cần tham khảo người có chuyên môn trước khi dùng Sâm đất trong điều trị bệnh.