Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Theo nhiều khảo sát, cứ 1 ngày lại có 14 phụ nữ tại Việt Nam mắc bệnh ung thư cổ tử cung và có đến 7/14 người từ vong. Tuy nhiên, bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác, do đó, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu và cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ này cùng TOPBESTVIET.

Ung thư cổ tử cung có những biểu hiện như thế nào?
Ung thư cổ tử cung có những biểu hiện như thế nào?

Xem thêm: Bệnh trĩ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Xuất huyết âm đạo 

Xuất huyết âm đạo bất thường là một trong các triệu chứng dễ thấy khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung (không vào thời gian có kinh nguyệt). Tuy nhiên, tùy vào thể trạng, đối tượng, tình trạng bệnh mà mức độ xuất huyết khác nhau.

Dịch âm đạo và chu kỳ kinh nguyệt không bình thường

Sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung. Điều này đến từ sự tác động không bình thường đối với sự cân bằng của hormone trong cơ thể và điều này ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Bên cạnh đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc có màu đen sẫm, bạn cần đến thăm khám ở các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh kịp thời.

Ngoài ra, sự không bình thường của dịch âm đạo: màu lạ, mùi khó chịu cũng rất có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nó có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như: ung thư buồng trứng, sắp đến kỳ kinh nguyệt,..

Đi tiểu nhiều hơn

Đi tiểu nhiều hơn cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Đi tiểu nhiều hơn cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung

Những bệnh nhân ung thư cổ tử cung cũng có các triệu chứng như viêm bàng quang hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Điều này được thể hiện qua tần suất đi tiểu nhiều hơn.

Vùng xương chậu bị đau

Vùng xương chậu bị đau cũng là dấu hiệu khả nghi chứng tỏ bạn đã mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Điều này do tế bào ung thư lan sang vùng xương chậu. Cho nên, khi tiểu hoặc quan hệ tình dục, bạn sẽ cảm thấy rất đau ở vùng này.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày: Các dấu hiệu mà bạn nên biết

Đau lưng & thiếu máu

Nếu bạn có cảm giác cơn đau thường xuyên và lan nhanh từ xương lưng xuống chân, đôi khi gây sưng phù cả chân thì hãy cẩn trọng. Ngoài ra, người mắc bệnh ung thư cổ tử cung thường cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon và giảm cân không rõ nguyên nhân. 

Ung thư cổ tử cung là bệnh dễ chữa với tỷ lệ thành công đến 94% ở giai đoạn một. Tuy nhiên, nhiều chị em thường chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, do đó, cơ hội sống cũng thấp hơn. Vì vậy, nếu nghi ngờ, hãy đến cơ sở y tế kiểm tra đồng thời tiến hành xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV.

Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm ngừa vắc xin cũng là cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm ngừa vắc xin cũng là cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Không có cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung triệt để, tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị nên lưu ý những điều dưới đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh xuống mức thấp nhất. Cụ thể:

  • Sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, khoa học.
  • Quan hệ an toàn.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Thăm khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh.
  • Tiêm ngừa vắc xin để phòng chống bệnh.
  • Theo dõi cơ thể để phát hiện sự bất thường của các yếu tố liên quan đến phụ khoa.