Bệnh trĩ: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa

Bệnh trĩ là tổng hợp rối loạn của một hệ thống mạch máu, bao gồm: tiểu động mạch, tĩnh mạch, cho đến cơ trơn và các mô liên kết với ống hậu môn. Sự gia tăng áp lực khi đi cầu hoặc ứ máu liên tục làm phình giãn và tạo các búi trĩ trong ống hậu môn. Đây là căn bệnh khó nói và khó đối mặt với tất cả mọi người, đặc biệt, rất phổ biến ở người lớn tuổi hoặc nhân viên văn phòng. Vậy, làm thế nào để phát hiện và ngăn ngừa bệnh trĩ? Cùng TOPBESTVIET tìm hiểu dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trĩ ngay trong bài chia sẻ dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?
Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?
Xem thêm: Trào ngược dạ dày: Các dấu hiệu mà bạn nên biết

Phân loại và phân mức độ bệnh trĩ

Phân loại bệnh trĩ

Bao gồm 2 loại chính:

  • Internal hemorrhoids - Trĩ nội

Tình trạng búi trĩ xuất phát phía trên đường hậu môn - trực tràng và được bao phủ bởi lớp niêm mạc cùng lớp biểu mô chuyển tiếp.

  • External hemorrhoids - Trĩ ngoại

Tình trạng búi trĩ xuất phát ở dưới đường hậu môn - trực tràng và được phủ bởi lớp biểu mô vảy, đồng thời nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Phân loại mức độ bệnh trĩ

Dựa vào vị trí của búi trĩ có thể phân loại như sau:

  • Bệnh trĩ mức độ 1: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn.
  • Bệnh trĩ mức độ 2: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn, tuy nhiên khi rặn đi cầu thì búi trĩ có thể thập thò một ít ra ngoài. Khi đứng dậy thì búi trĩ thụt vào trong.
  • Bệnh trĩ mức độ 3: Khi đi cầu, làm việc nặng thì búi trĩ sa ra ngoài. Cần nghỉ ngơi hoặc dùng tay đẩy nhẹ thì búi trĩ mới thụt vào trong.
  • Bệnh trĩ mức độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm phía ngoài của ống hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Ăn ít xơ là một trong các nguyên nhân gây bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?

Các nguyên nhân gây bệnh trĩ như:

  • Thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Ăn ít xơ.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Thường xuyên lao động nặng hoặc ngồi lâu.
  • Do các bệnh lý khác như: u đại trực tràng, u tử cung, giai đoạn cuối thai kỳ,...
  • Rặn khi đi cầu hoặc ngồi lâu trên bồn cầu
  • Quan hệ qua đường hậu môn
Xem thêm: Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường chính xác mà bạn cần nắm rõ

Các triệu chứng của bệnh trĩ cần nắm rõ

Bao gồm:

  • Chảy máu nhưng không đau khi đi cầu. Lúc đầu có thể là lượng máu đỏ tươi nhỏ, sau thì thành giọt, thành tia.
  • Bị ngứa, kích thích vùng quanh hậu môn.
  • Sưng ở quanh vùng hậu môn.
  • Một khối mềm nhô lên gần hậu môn gây cảm giác đau, rát.
  • Tùy vào loại trĩ mà các biểu hiện cũng khác nhau về tính chất và mức độ. Trong đó, trĩ ngoại gây khó chịu nhất.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Không ngồi quá lâu khi đi cầu là cách ngăn ngừa bệnh trĩ
Không ngồi quá lâu khi đi cầu là cách ngăn ngừa bệnh trĩ

  • Ăn nhiều thực phẩm có chứa xơ: trái cây, rau củ, ngũ cốc.
  • Uống nhiều nước.
  • Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu, hạn chế không rặn mạnh và không ngồi quá lâu khi đi cầu.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Thăm khám bác sĩ ngay nếu nghi ngờ mắc bệnh trĩ. Tuyệt đối khi vì ngại mà giấu bệnh, ủ bệnh gây biến chứng về sau.
Xem thêm: Tổng hợp các dấu hiệu đau ruột thừa sớm nên nắm rõ