7 dấu hiệu chứng tỏ cơ thể thiếu kẽm

Kẽm là nguyên tố vi lượng chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể người. Do đó, việc phát hiện hội chứng thiếu kẽm sẽ giúp bạn kịp thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống và ngăn ngừa các bệnh do thiếu kẽm gây ra.

Kẽm đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?
Kẽm đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe?

Xem thêm: Cách nhận biết hội chứng thiếu canxi

Vai trò của kẽm đối với cơ thể

  • Cùng với vitamin B6, Zn thúc đẩy các hoạt động dẫn truyền thần kinh trong não bộ. 
  • Tăng cường khả năng hoạt động của não bộ, giúp não bộ phục hồi sau chấn thương về tâm lý và bệnh lý.
  • Kích thích sự phát triển của các đại thực bào, lympho B và T, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
  • Cùng với canxi, cấu tạo nên xương và giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Tham gia vào quá trình tổng hợp AND, ARN để tạo thành protein. Là tiền đề cho sự phát triển về sức khỏe, thể trạng và trí não ở trẻ sơ sinh.
  • Tham gia vào điều hòa hoạt động các tuyến nội tiết ở người, đặc biệt là tuyến sinh sản.
  • Tham gia vào sự hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng trong cơ thể.
  • Tạo cảm giác thèm ăn và ngon miệng ở trẻ em.
  • Tham gia vào quá trình tạo cơ, da và tất cả các bộ phận khác trên cơ thể.

Các dấu hiệu chứng tỏ cơ thể thiếu kẽm

Móng tay bị đốm trắng - Biểu hiện của thiếu kẽm
Móng tay bị đốm trắng - Biểu hiện của thiếu kẽm

Bao gồm: 

  • Gãy, rụng tóc. Điều này đến từ sự suy giảm tổng hợp và hấp thu protein do thiếu kẽm, yếu tố tác động lớn đến mái tóc. 
  • Móng tay, móng chân giòn và có đốm trắng. Đây là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ bạn đang thiếu hụt kẽm nghiêm trọng. Lúc này, móng tay, móng chân giòn và xuất hiện các đốm trắng do sự không ổn định của lượng kẽm cung cấp. 
  • Răng của bạn sẽ dễ bị mẻ, không khỏe và không sáng bóng.
  • Trở nên nhạy cảm với mùi, có sự thay đổi về vị giác và dễ bị loét miệng, viêm nướu.
  • Đóng vảy nhỏ, mảnh trên da, xuất hiện nhiều mụn trứng cá.
  • Xương yếu, giòn và dễ gãy hơn.

Xem thêm: Cách nhận biết hội chứng thiếu máu chính xác nhất

Làm gì khi phát hiện cơ thể thiếu kẽm

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm
Bổ sung thực phẩm giàu kẽm
  • Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm: Thịt đỏ, mầm lúa mì, hạt bí ngô, ca cao và sôcôla, các loại hạt (hạt điều),...
  • Không nên dùng đồng thời các thực phẩm chức năng bổ sung sắt và kẽm. Vì sắt sẽ làm hạn chế quá trình hấp thu kẽm.
  • Thăm khám và thực hiện theo phác đồ, chỉ định của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.