Cách nhận biết hội chứng thiếu canxi

Canxi là một trong năm nguyên tố cốt lõi tham gia vào cấu tạo và hoạt động của cơ thể. Do đó, khi thiếu hụt canxi, bạn sẽ cảm thấy rõ rệt những dấu hiệu bất thường, cùng với các hậu quả bệnh tật khác. Vậy, làm thế nào để biết bản thân mắc phải hội chứng thiếu canxi? Cùng TOPBESTVIET khám phá ngay trong bài chia sẻ dưới đây!

Các dấu hiệu thiếu canxi là gì?
Các dấu hiệu thiếu canxi là gì?
Xem thêm: Cách nhận biết hội chứng thiếu máu chính xác nhất

Vai trò của Canxi đối với cơ thể

99% canxi tồn tại trong cơ thể nằm ở trong xương, răng, móng tay, móng chân và chỉ 1% ở trong máu, tế bào.

  • Là thành phần cấu tạo xương, răng. 
  • Giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng loãng xương, đau nhức xương khớp.
  • Làm lành nhanh các vết nứt, gãy trên xương.
  • Dẫn truyền thông tin, tham gia các hoạt động của hệ thần kinh, cơ, tim và chuyển hóa tế bào.
  • Tham gia vào quá trình đông máu.

Dấu hiệu của hội chứng thiếu canxi 

Chuột rút, đau nhức xương khớp là biểu hiện của thiếu canxi
Chuột rút, đau nhức xương khớp là biểu hiện của thiếu canxi

Có thể bạn chưa biết: Canxi chỉ được bổ sung cho cơ thể thông qua đường ăn uống. 

Một người bị thiếu canxi sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Chuột rút. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi bị thiếu canxi. Lúc này, cơ bắp (đùi, cánh tay, nách) rất dễ bị đau khi vận động, di chuyển.
  • Răng vàng hơn. Răng trở nên xỉn màu hơn (vàng) mặc dù bạn vẫn duy trì hoạt động vệ sinh răng miệng hằng ngày cũng là dấu hiệu cho thấy bạn rất có thể bị thiếu canxi. 
  • Chóng mặt, đau nhức. Khi đứng lên, ngồi xuống hay thay đổi tư thế, bạn cảm giác hoa mắt, chóng mặt (trong vài phút rồi hết) và đau nhức xương khớp. Điều này đến từ sự sụt giảm canxi trong đường huyết.
  • Các bệnh về đại tràng, Khi thiếu canxi, Polyp trong đại tràng phát triển dẫn đến ung thư ruột kết.
  • Móng tay, tóc dễ gãy. Đây cũng là biểu hiện dễ thấy khi cơ thể bị thiếu canxi.
  • Các triệu chứng tiền kinh nguyệt gia tăng. Bao gồm: đau bụng, đau cơ, đau ngực, đau lưng, nổi mụn,.. 
  • Đau nhức xương khớp, xương giòn, dễ gãy, nứt.
  • Ngủ không sâu hoặc mất ngủ.
  • Đối với trẻ nhỏ, thiếu canxi có thể dẫn đến các biểu hiện như: bị giật mình, quấy khóc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc, chậm mọc răng,..

Làm gì khi bị thiếu canxi?

Sữa giàu canxi, thực phẩm tốt đối với người thiếu canxi
Sữa giàu canxi, thực phẩm tốt đối với người thiếu canxi

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, đậu nành, sữa và chế phẩm từ sữa…
  • Hạn chế cà phê, bia, rượu, muối - là những thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ canxi. 
  • Cân bằng khẩu phần ăn vừa đủ protein theo khuyến nghị. Vì nếu thừa protein sẽ dẫn đến sự đào thải canxi qua đường tiết niệu, dễ gây sỏi thận.
  • Nên tắm nắng ít nhất 20 phút mỗi ngày từ khung giờ 6h sáng - trước 9h sáng.
  • Không nên nhịn đói thường xuyên.
  • Sử dụng thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tăng cường rèn luyện thể thao và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Xem thêm: 21 dấu hiệu có thai (mang tha‍i) sớm chính xác nhất