Còn có tên gọi khác là cỏ Hương bài, cỏ Hương lâu - Cỏ Vetiver (Vetiveria Zizanioides L.) được xem là một trong số ít các loại cây trồng đa dụng với giá trị kinh tế cao. Vậy thì, cỏ Vetiver là gì? Có đặc điểm như thế nào? Những lợi ích của Vetiver mang lại cho con người là gì và Vì sao, nhiều năm gần đây, giống cỏ này lại được trồng phổ biến đến vậy? Giải đáp tất tần tật cùng TOPBESTVIET trong bài chia sẻ dưới đây!
Bạn đã biết về cỏ Vetiver?
Cỏ Vetiver có các đặc điểm sau:
- Giống cây thuộc họ Poaceae - Hòa Thảo, có nguồn gốc ở Ấn Độ và ngày nay được trồng rộng khắp ở các quốc gia nhiệt đới như Haiti, Java hay Ấn Độ.
- Cỏ Vetiver có chiều cao từ 1,5m - 3m, rễ chùm, mọc bụi. Thân cây cao với các lá dài, bản hẹp, mỏng, mép nguyên và khá cứng. Phần thân dưới đẻ nhánh mạnh, phần thân trên không phân nhánh.
- Hoa của Cỏ Vetiver có màu ánh tía hướng nâu, dài từ 20 đến 30cm với cuống chung, lưỡng tính và thường có ít hoa.
- Một đặc điểm độc đáo khác của Cỏ Vetiver chính là không mọc lan như các giống cỏ khác. Cho nên khi nhân giống, chỉ có thể nhân bằng cụm rễ hoặc cành giâm. Vì vậy, nó cũng có quan hệ gần với Cymbopogon citratus - Sả.
- Cỏ Vetiver sống và phát triển được ở hầu hết các điều kiện, chịu cả đất cằn, chịu hạn, chịu nhiễm mặn, nhiễm phèn tốt, chịu hạn, chịu úng tốt, giữ nước tốt và cực kỳ ít sâu bệnh.
Ứng dụng vàng của Cỏ Vetiver
Mặc dù mang danh là cỏ nhưng Vetiver lại mang đến cho con người những lợi ích không tưởng. Cụ thể:
Ứng dụng chống xói mòn của Cỏ Vetiver
Đây là ứng dụng có tác dụng và ý nghĩa quan trọng trong khả năng chống xói mòn đất của Vetiver. Như đã đề cập ở trên, hệ thống rễ của Cỏ Vetiver khá đặc biệt. Nó không mọc trải rộng, nông, mà cắm sâu xuống đất ở dạng chùm, xốp, tạo thành mạng lưới dày đặc. Do đó, Cỏ Vetiver được trồng để ngăn cản xói mòn đất, hạn chế sự dịch chuyển của vật chất trên mặt đất.
Ứng dụng cộng sinh và làm hàng rào sinh học
Cỏ Vetiver có thể được trồng làm hàng rào nhằm ngăn chặn chuột và dẫn dụ các loài côn trùng, tuyến trùng, nấm hại: sâu đục thân, rầy mềm,...để chúng không làm hại đến cây trồng. Bên cạnh đó, Cỏ Vetiver còn có khả năng thu hút thiên địch: bọ rùa, kiến, chuồn chuồn,...Vì vậy, khi trồng xen canh với Cỏ Vetiver, các cây trồng chính không bị sâu, rệp phá hoại. Đồng thời, cây cũng được bổ sung dinh dưỡng, giữ ẩm tốt.
Lưu ý: Không nên trồng Cỏ Vetiver cạnh cây cho củ vì rễ của cỏ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến củ của cây trồng.
Ứng dụng sinh khối che phủ và bổ sung chất hữu cơ cho đất
Cỏ Vetiver phát triển nhanh và mạnh mẽ. Vì vậy, có thể cắt tỉa cây hằng tháng để phủ xuống mặt đất, làm thức ăn cho sinh vật bản địa. Vì thế, đất trồng trở nên màu mỡ và khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, lớp phủ Cỏ Vetiver sẽ giúp giữ nước, giữ ẩm tốt hơn, bảo vệ các rễ nổi và giúp cho cây trồng hút được các chất dinh dưỡng nhiều hơn. Có thể nói trồng Cỏ Vetiver là cách để tạo sinh khối, cải thiện đất trồng, tiết kiệm chi phí phân bón và không gây tác động đến hệ sinh thái tự nhiên.
Làm thức ăn cho gia súc và các ứng dụng khác
Bên cạnh sự tác động tích cực đến hệ sinh thái, đất, cây trồng, Cỏ Vetiver còn là nguồn thức ăn dinh dưỡng cho nhiều loại gia súc, kể cả cá.
Ngoài ra, Cỏ Vetiver còn được sử dụng như một cách thức kiểm soát ô nhiễm đất - nước. Cụ thể: Ở Australia, Trung Quốc, Cỏ Vetiver được ứng dụng trên các bãi rác và người ta trồng nó bằng cách lấy nước thải để tưới. Hay vùng đất ngập nước đầy chất thải của lợn ở Trung Quốc đã được cải thiện hơn nhờ trồng Cỏ Vetiver. Hoặc dải Cỏ Vetiver được trồng theo đường đồng mức có tác dụng như đập nước sống, giúp giữ bùn đất và hóa chất nông nghiệp rửa trôi ở tỉnh Phetchaburi (Thái Lan).
Cỏ Vetiver còn có thể sử dụng thân lá và rễ để đan lát thành chiếu, mành hoặc giỏ.
Hy vọng những thông tin về Cỏ Vetiver thực sự hữu ích với bạn. Theo dõi tớ và cập nhật nhiều hơn nữa các thông tin, chia sẻ hữu ích tại TOPBESTVIET nhé!