Là giống thuốc Nam với đặc tính dược liệu quý hiếm, Ngải cứu hay còn gọi là Thuốc cứu, Ngải diệp, Nhả ngải, Cỏ linh li đã và đang được nhiều gia đình gây trồng trong vườn nhà. Một trong các công dụng dễ thấy nhất của Ngải cứu chính là trị cảm, giảm sốt cùng với mùi hôi, vị đắng nhẫn đặc trưng.
Xem thêm: Cây Nhàu - Dược liệu quý trong vườn nhà
Đặc tính của cây Ngải cứu
- Cây Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ Asteraceae - Cúc.
- Là cây thân thảo, sống lâu năm với chiều cao phổ biến khoảng 0,5m. Thân mềm, phân nhánh với vỏ mỏng, màu xanh bạc hoặc xám nâu (đối với thân già).
- Cây phân bố rộng khắp ở châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ. Giống cây ưa ẩm, sống hoang ở vườn và khả năng sinh trưởng bền bỉ, mạnh mẽ.
- Lá Ngải cứu mọc so le, không cuốn, chẻ lông chim, mép nguyên, màu xanh lục sẫm ở mặt trên (nhẵn bóng) và xanh bạc hướng trắng ở mặt dưới (có phủ lông nhỏ, mịn). Khi vò lá cây thì có mùi hắc, thơm nhẹ.
- Hoa Ngải cứu mọc ở nách lá, cánh nhỏ, màu vàng lục. Quả bế.
- Ngải cứu được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc trồng bằng cây con.
Thành phần hóa học của Ngải cứu
Bao gồm:
- Flavonoid
- Acid amin: adenin, cholin
- Artabsin, absinthin
- Cineol, Dehydro matricaria este, Tricosanol, Tetradecatrilin
- Tinh dầu
Trong đó: Flavonoid là một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật, được xem là hoạt chất chuyển giao hóa học, điều chỉnh sinh lý hoặc có thể hoạt động như chất ức chế vi khuẩn, chu kỳ tế bào.
Thu hái, sơ chế và bảo quản Ngải cứu
Bộ phận dược liệu được sử dụng ở Ngải cứu là lá. Thu hái lá, rửa sạch, sử dụng ở dạng tươi (xông, lấy nước cốt, lấy bã) hoặc dạng khô, bột. Ngải cứu khô được đóng gói kỹ trong túi đựng hoặc lọ, để nơi khô ráo, tránh ẩm và ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Xem thêm: Trà Măng tây hữu cơ dành cho người mất ngủ mãn tính
Tác dụng của Ngải cứu
Trong Đông y, Ngải cứu có tính ấm, vị đắng với nhiều tác dụng với sức khỏe con người như:
- Trị cảm, giảm sốt, giảm đau nhức, cầm máu.
- Lợi tiểu, điều hòa khí huyết, đau kinh, an thai.
- Kháng khuẩn, trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, viêm da, dị ứng.
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, cầm máu (có thai ra huyết, thổ huyết, chảy máu cam hay đái ra máu).
- Điều hòa kinh nguyệt, tống sản dịch sau sinh.
- Giúp hoạt huyết, làm giảm đau khớp, trị mụn, làm trắng da hiệu quả.
- Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp ăn ngon.
- Có thể sử dụng ngọn của Ngải cứu để làm rau ăn sống.
Lưu ý khi sử dụng:
- Không được sử dụng Ngải cứu khô đã lên ẩm, mốc hoặc quá thời hạn.
- Khi sử dụng Ngải cứu trong điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn.
- Không sử dụng Ngải cứu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, người bị rối loạn đường ruột hoặc đối tượng di ứng với các thành phần của thuốc.
- Lạm dụng Ngải cứu sẽ dẫn đến các tổn thương ở gan, ngộ độc hoặc tê liệt..