Bạn đã biết hết các công dụng của cỏ Mực?

Cỏ mực (Eclipta prostrata L. họ Asteraceae - Cúc) hay còn gọi là cỏ Nhọ Nồi, Hàn liên thảo, Bạch hoa thảo với khả năng làm giảm chứng nhiệt miệng và cầm máu hiệu quả. Nhưng chưa dừng ở đó, cỏ Mực - thuốc quý của dân gian còn có những công dụng hữu ích khác đối với sức khỏe con người. Khám phá ngay trong bài chia sẻ dưới đây của TOPBESTVIET.

Cây cỏ Mực
Cây cỏ Mực

Hình thái và đặc điểm của cỏ Mực

  • Cỏ Mực thuộc cây thân thảo với chiều cao khiêm tốn khoảng 80cm. Phân bố rộng khắp, sông ở ven bờ, vườn và có sức sống mãnh liệt, khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu đất cằn tốt.
  • Thân cỏ Mực mềm, nhỏ, phân nhánh, màu xanh thẫm với lông cứng phủ xung quanh. Lá cây bản nhỏ, mọc đối với chiều dài từ 2cm đến 80cm, có màu xanh đậm ở mặt trên và xanh sáng ở mặt dưới; cả hai mặt lá đều có lông.
  • Hoa cỏ Mực nhỏ, khoảng 1cm, cánh trắng, nhỏ và gần như không có hương thơm. Quả bế, nhỏ, dài khoảng 3mm.
Xem thêm: Hương nhu trắng - Thuốc hay trong dân gian

Thành phần hóa học của cỏ Mực

Cỏ Mực chứa nhiều thành phần quý
Cỏ Mực chứa nhiều thành phần quý

Bao gồm: 

  • Tanin

  • Caroten

  • Chất đắng 

  • Nicotine, Ecliptin, Coumarin lactone.

Trong đó:

  • Tanin là một hợp chất polyphenol hoặc Caroten với khả năng khử các gốc tự do.

  • Nicotine là chất liên quan đến các vấn đề về thần kinh.

  • Coumarin lactone có khả năng ức chế sự thèm ăn và phục vụ hoạt động điều trị một số bệnh ở con người.

Tác dụng của cỏ Mực

Trong Đông Y, cỏ Mực có tính hàn, vị ngọt, chua và không độc với các tác dụng như:

  • Hỗ trợ giảm đau, điều trị bệnh gan, vàng da. Đặc biệt, rất hiệu quả trong làm giảm cơn đau răng, chứng ăn khó tiêu hoặc cầm máu, làm lành vết thương.
  • Hỗ trợ tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, trị chứng ăn không ngon, thiếu máu, tóc bạc sớm, mề đay, rong kinh nhẹ.
  • Cỏ Mực còn có tác dụng chữa tiểu ra máu, ho ra máu, cầm máu tử cung. .
  • Cải thiện chứng đau lưng, điều trị sốt xuất huyết, mụn nhọt, viêm họng.

Lưu ý khi sử dụng cỏ Mực

Cỏ Mực khô
Cỏ Mực khô

Trong quá trình sử dụng cỏ Mực để điều trị bệnh, cần lưu ý:

  • Đối với cỏ Mực tươi, cần rửa sạch.
  • Không sử dụng cỏ Mực khô có dấu hiệu ẩm mốc.
  • Tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi sử dụng cỏ Mực trong điều trị bệnh.
  • Dùng cỏ Mực đúng liều lượng.
  • Cần lưu ý khi sử dụng cỏ mực ở các đối tượng: phụ nữ mang thai, trẻ dưới 1 tuổi, người đang bị chứng viêm đại tràng mạn tính, đại tiện lỏng.
  • Không sử dụng đường làm ngọt để uống chung với cỏ Mực.
Xem thêm: Mã đề - Từ món canh dân dã đến bài thuốc quý của dân gian