Tổng hợp các dấu hiệu nhận diện triệu chứng sảy thai chính xác nhất
Nắm rõ các triệu chứng, dấu hiệu sảy thai là điều mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng phải nắm rõ. Điều này giúp các mẹ ngăn ngừa và làm giảm các biến chứng do sảy thai gây ra nếu chẳng may bị mất thai. Cùng TOPBESTVIET tìm hiểu kỹ hơn về sảy thai và các hiện tượng nhận diện sảy thai chính xác nhất trong bài chia sẻ dưới đây!
Xem thêm: Tổng hợp các dấu hiệu sắp sinh mà mẹ nên biết
Những điều cần biết về sảy thai
- Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ.
- Nhiều nghiên cứu cho rằng, sảy thai thường do sự phát triển bất thường của nhiễm sắc thể (quá ít hoặc quá nhiều) và hiếm khi do người mẹ.
- Gần như không thể ngăn chặn tình trạng sảy thai, tuy nhiên, mẹ có thể sử dụng các biện pháp như: không dùng các chất kích thích, không dùng thuốc, giữ cân nặng, tránh bị nhiễm trùng và ăn uống, sinh hoạt lành mạnh trong thai kỳ.
- Khi có dấu hiệu sảy thai, bạn cần đến thăm khám ở các cơ sở y tế ngay lập tức. Điều này sẽ làm giảm đi các rủi ro và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe sau này.
Các triệu chứng sảy thai mà mẹ bầu cần nắm rõ
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu cần nắm rõ các triệu chứng nghi ngờ sảy thai dưới đây:
- Chảy máu âm đạo nặng, có màu đỏ tươi hoặc vón cục. Đây là hiện tượng phổ biến nhất chứng tỏ thai đã bị mất. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi nó rất giống với giai đoạn chảy máu ở đầu thai kỳ.
- Chuột rút, đau bụng dưới, dịch nhờn tiết ra ở âm đạo.
- Các triệu chứng thường thấy của thai kỳ: đau ngực, mệt mỏi biến mất.
- Đối với các trường hợp mang thai ngoài tử cung, sảy thai sẽ có các dấu hiệu: đau bụng ở một bên dai dẳng kèm với chảy máu âm đạo, đau vai, tiêu chảy, nôn mửa và có thể ngất tạm thời.
Điều trị sảy thai như thế nào?
- Nếu kết quả là sảy thai và tử cung không nhiễm trùng: Mẹ bầu sẽ không cần can thiệp y tế.
- Nếu kết quả là sảy thai và tử cung có dấu hiệu nhiễm trùng: Mẹ bầu sẽ được chỉ định nong, nạo tử cung hoặc sử dụng thuốc.
Làm gì sau khi sảy thai?
Sảy thai là vấn đề nằm ngoài khả năng kiểm soát của mẹ bầu, nó có ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ. Tuy nhiên, để những lần mang thai tiếp theo diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp, mẹ cần lưu ý:
- Dành ra một khoảng thời gian để phục hồi cơ thể và chữa lành tổn thương tinh thần sau khi mất thai.
- Trò chuyện với bác sĩ để nắm rõ về thời gian mang thai tiếp theo.
- Hạn chế và loại bỏ các yếu tố bất lợi cho quá trình mang thai, trong đó có chất kích thích. Gia tăng các yếu tố có lợi như: chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập các bài thể dục, thể thao phù hợp.
- Giữ trọng lượng cơ thể ở mức kiểm soát được.