Hơn 80% dân số trên thế giới từng mắc bệnh trầm cảm, ít nhất một lần trong đời và có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính, lứa tuổi nào. Bệnh trầm cảm - Depression, là bệnh rối loạn tâm trạng với tâm trạng buồn bã, lo âu hoặc không có động lực học tập, làm việc. Đây là căn bệnh có sức ảnh hưởng tiêu cực mạnh đến đời sống, suy nghĩ, thể chất của người mắc bệnh. Do đó, phát hiện bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ thông qua các biểu hiện được chia sẻ bởi TOPBESTVIET dưới đây giúp bạn ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Xem thêm: 21 dấu hiệu có thai (mang thai) sớm chính xác nhất
Các biểu hiện thường thấy của người mắc bệnh trầm cảm nhẹ
Người mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ thường không phát rõ các triệu chứng của một người bị bệnh trầm cảm thực sự. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết thông qua 10 dấu hiệu dưới đây:
- Thường xuyên buồn bã
- Không có động lực trong cuộc sống. Đối với các sở thích trước đây cũng dần mất hứng thú.
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu, mất ngủ hoặc thường xuyên lo lắng, trằn trọc khi ngủ.
- Thay đổi khẩu vị ăn uống hoặc chán ăn.
- Cảm giác mệt mỏi, ủ rũ đeo bám.
- Di chuyển chậm chạp, không linh động.
- Tâm trạng bất ổn, dễ bị kích động.
- Luôn thất vọng, chán nản và cảm thấy tội lỗi ở bản thân.
- Muốn chết hoặc có ý định tự tử.
- Không tập trung trong công việc, ngay cả những công việc đơn giản thường ngày.
Người bị trầm cảm nhẹ thường mắc một triệu chứng chính và 3 đến 4 triệu chứng phụ liên quan. Tuy nhiên, 2 biểu hiện dễ thấy và rõ ràng nhất là: Tâm trạng buồn bã và mất động lực sống. Tuy nhiên, người mắc bệnh trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi theo thời gian nếu được giải tỏa về tinh thần và được quan tâm kịp thời.
Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ
Bao gồm:
- Sang chấn tâm lý (stress). Nó có thể đến từ áp lực công việc, căng thẳng trong gia đình hoặc chịu một cú sốc nào đó.
- Do sử dụng các chất kích thích đến hệ thần kinh. Việc sử dụng tần suất cao các chất gây nghiện làm cho cá nhân rơi vào trầm cảm, mệt mỏi sau giai đoạn hưng phấn tạm thời.
- Do bệnh ở não. Trầm cảm nhẹ có thể do ảnh hưởng của các chấn thương não bộ trước đó gây nên.
Người bệnh trầm cảm nhẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi vì nếu không kịp thời can thiệp, bệnh sẽ tiến triển xấu hơn. Khi rơi vào giai đoạn trầm cảm nặng, những tổn thương tâm lý và thể chất sẽ ngày càng khó lường. Nên nhớ rằng: Khi nhận thấy mình có dấu hiệu bệnh, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của người xung quanh. Bất kỳ sự sẻ chia nào cũng là liều thuốc bổ giúp bạn vượt qua trầm cảm nhẹ dễ dàng hơn.