Trong một khảo sát, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới với tỷ lệ trung bình 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ gây nên. Vậy, đột quỵ là gì? Các dấu hiệu đột quỵ? Làm cách nào để ngăn ngừa đột quỵ? Tìm hiểu kỹ lưỡng hơn trong bài chia sẻ dưới đây của TOPBESTVIET.
Những điều cơ bản cần biết về bệnh đột quỵ
- Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do sự gián đoạn hoặc giảm đáng kể lượng máu, oxy cung cấp cho não.
- Chỉ trong vài phút khi không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết, do đó, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức. Càng cứu chữa lâu thì số lượng tế bào não chết càng nhiều, điều này ảnh hưởng đến khả năng vận động, tư duy và có thể gây tử vong.
- 60 phút là thời gian vàng cứu chữa của người đột quỵ.
- Hầu hết những người sống sót qua đột quỵ thường bị suy yếu nghiêm trọng về sức khỏe hoặc bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, cảm xúc hay suy giảm thị giác....
Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Các loại đột quỵ thường thấy:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, lúc này, các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch và gây cản trở quá trình máu lưu thông lên não. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm đến 85% tổng số các ca đột quỵ như hiện nay.
- Đột quỵ do xuất huyết, mạch máu não mỏng, yếu hoặc xuất hiện vết nứt, dẫn đến bị vỡ, gây chảy máu não ồ ạt.
- Bên cạnh đó, cũng có những cơn đột quỵ nhỏ do lượng máu cung cấp lên não bị giảm tạm thời trong thời gian ngắn. Đây cũng chính là nguy cơ dẫn đến những cơn đột quỵ nặng hơn.
Nguyên nhân
- Tuổi tác: Người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ tuổi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.
- Tiền sử gia đình: Người thân trong gia đình từng bị đột quỵ.
- Có tiền sử đột quỵ, mắc các bệnh về tim mạch, cao huyết áp.
- Mắc các bệnh lý như mỡ trong máu, béo phì, hút thuốc hoặc người có lối sống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng chất kích thích.
Dấu hiệu đột quỵ mà bạn cần nắm rõ
Các dấu hiệu đột quỵ mà bạn cần nắm rõ:
- Cơ thể đột nhiên mệt mỏi và cảm thấy không còn sức lực.
- Bị tê cứng mặt/ một nửa mặt hoặc nụ cười méo méo.
- Khó cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, khó phát âm (không rõ chữ).
- Thị lực giảm, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột.
- Có thể buồn nôn.
Tất cả các dấu hiệu trên đều diễn ra và biến mất rất nhanh. Do đó, bạn cần lắng nghe cơ thể để kịp thời thăm khám bác sĩ.
Làm thế nào để phòng tránh đột quỵ?
Ai cũng có thể mắc bệnh đột quỵ và chưa có biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh đột quỵ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có những khuyến nghị cho bạn để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh xuống mức thấp nhất. Cụ thể:
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau củ, đậu, thịt trắng, hải sản và hạn chế thịt đỏ.
- Hạn chế và loại bỏ thức ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo hoặc đồ chiên xào.
- Hạn chế và loại bỏ nước ngọt và thực phẩm nhiều đường, thay vào đó là nước lọc, nước ép, sữa hạt,...
- Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao hằng ngày.
- Hạn chế và loại bỏ chất kích thích.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện các yếu tố gây đột quỵ, đặc biệt là người bệnh mắc các bệnh về tim mạch.