TOP 3 Nguy hại nghiêm trọng nếu cha mẹ để bé chơi điện thoại quá nhiều

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, không chỉ người lớn mà trẻ em cũng đang có xu hướng nghiện xem điện thoại và các thiết bị công nghệ khác như máy tính bảng, TV kết nối internet,... Thay vì chơi đồ chơi cùng bạn bè, người thân như xưa, các bé hiện nay thích xem các video ca nhạc, hoạt hình, ... trên các nền tảng chia sẻ video như Youtube. Không chỉ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực và nguy cơ tiềm tàng với các bệnh về mắt, việc trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều ẩn chứa nhiều vấn đề hơn thế. Một số trẻ em đã gặp các vấn đề như tự kỷ, chậm nói, thiếu tập trung... sau một thời gian dài sử dụng và lệ thuộc vào điện thoại quá nhiều. Vậy chi tiết những nguy hại đó như thế nào, hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây! 

Next
1

Ảnh hưởng tới sức khỏe

0/5 - 0 Rate | 0

Nguy hại đầu tiên mà ba mẹ nào cũng cần quan tâm đó là những ảnh hưởng của điện thoại lên sức khỏe sau này của trẻ. Nhiều người vẫn thường chủ quan, cho rằng tác hại của điện thoại là không đáng kể nhưng thực tế, điện thoại sở hữu nhiều nguy cơ gây hại hơn thế. Các bức xạ điện thoại cũng như sóng điện thoại, ánh sáng từ màn hình có thể gây vô số bệnh sau này như thị lực kém dễ gây cận thị, khối u phát triển, thoái hóa cột sống,.... Từ tư thế sử dụng điện thoại đến thời gian sử dụng, khoảng cách giữa mắt và điện thoại ba mẹ đều cần quan tâm đến. 

Trong trường hợp nếu bạn không chắc chắn được về thói quen của con khi sử dụng điện thoại, bạn cần ở bên cạnh để giám sát và nhắc nhở con khi bé dùng điện thoại. Ngoài ra, khả năng gây nhiễm khuẩn từ điện thoại là vấn đề mà ít người biết đến. Sở dĩ, điện thoại là thiết bị không thể vệ sinh thường xuyên do chứa nhiều bộ phận không được dính nước nên người dùng cũng quên luôn việc thiết bị này chứa nhiều vi khuẩn đến thế nào. Trẻ em vốn là đối tượng có hệ miễn dịch chưa tốt như người trưởng thành nên khả năng bị nhiễm vi khuẩn và gây ra các bệnh khác là rất cao. Chính vì thế, ba mẹ nên hạn chế tuyệt đối việc sử dụng của trẻ để giảm thiểu tối đa những nguy cơ về sức khỏe trong lâu dài. 

ảnh hưởng sức khỏe
Có quá nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe của trẻ khi sử dụng điện thoại mà ba mẹ cần lưu tâm - Nguồn Internet
Next
2

Nguy cơ gây nên bệnh tự kỷ

0/5 - 0 Rate | 0

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc trẻ em sử dụng nhiều thiết bị công nghệ và lạm dụng chúng không phải là vấn đề xa lạ. Đó cũng là lý do, có đến 20% trẻ em mắc tự kỷ hoặc có những dấu hiệu của tự kỷ. Vài năm đầu đời của trẻ là thời điểm “vàng” để tạo lập thói quen và hình thành nên tính cách sau này. Thay vì thường xuyên tương tác và dành thời gian bên con, nhiều ba mẹ do quá bận rộn đã đành bỏ mặc con với những trò giải trí trên điện thoại hoặc các bộ phim hoạt hình trên TV. Từ đó, ba mẹ đã vô hình chung khiến con trở nên phụ thuộc vào điện thoại. Trẻ trở nên nghiện điện thoại và không tìm thấy bất kỳ thú vui nào khác ngoài việc xem điện thoại. 

Khi dành quá nhiều thời gian với điện thoại, trẻ dần trở nên e dè, sợ sệt, ngại tiếp xúc đám đông và chỉ muốn thu mình với điện thoại vì trong tâm trí của trẻ lúc này cho rằng, xem điện thoại mới là hoạt động thoải mái nhất. Vấn đề này thậm chí nghiêm trọng hơn với những đứa trẻ trong độ tuổi dưới 2 tuổi, thời điểm trẻ đang bắt đầu tập nói. Khi xem TV và điện thoại quá nhiều, bé trở nên mất tập trung với các hoạt động bên ngoài, thậm chí, có bé bố mẹ gọi hay nói chuyện cùng cũng không quan tâm. Tất cả những gì bé chú ý đến là những chuyển động trên màn hình. Tình trạng này kéo dài đã khiến nhiều bé trong độ tuổi 2-3 có những dấu hiệu của trẻ tự kỷ, chậm nói - một vấn đề đáng quan ngại với bất kỳ gia đình nào. 

trẻ chậm nói
Trẻ sẽ dễ bị chậm nói nếu sử dụng điện thoại quá nhiều khi trong giai đoạn 1-2 tuổi - Nguồn Internet
3

Ảnh hưởng tới học tập và giao tiếp xã hội

0/5 - 0 Rate | 0
nghiện điện thoại
Nghiện điện thoại cũng khiến trẻ ngại kết bạn và không chú tâm vào việc học - Nguồn Internet

Với trẻ nhỏ thì điện thoại có thể ảnh hưởng tới các vấn đề về sức khỏe và tâm lý, những đứa trẻ lớn hơn thì điều bố mẹ cần lo lắng lại nhiều hơn thế. Khi bước vào độ tuổi đến trường, nhiều bạn nhỏ vẫn khá nhút nhát, dụt dè và ngại tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Nguyên nhân chính đều đến từ việc sử dụng điện thoại quá nhiều khiến trẻ ngại giao tiếp, ngại quan sát và cảm thấy sợ hãi, khó khăn khi phải nói chuyện với người lạ. Ngoài ra, ở độ tuổi cần tập trung vào học tập, nhiều bạn nhỏ lại không tập trung được mà tâm trí chỉ nghĩ đến những trò chơi điện tử, những bộ phim thường xem trên điện thoại, TV. Bên cạnh đó, một số trẻ còn bị ảnh hưởng tâm lý từ những nội dung rác, nội dung không được chọn lọc với những yếu tố gây hại như bạo lực, khiêu dâm,.... Có lẽ ngần này lý do đã đủ để ba mẹ cần tỉnh táo và có biện pháp giúp con mình tránh xa điện thoại càng sớm càng tốt.