Cách nhận biết hội chứng thiếu máu chính xác nhất

Nhận biết hội chứng thiếu máu sẽ giúp bản thân có những kế hoạch sinh hoạt, ăn uống, bồi dưỡng thích hợp và có lợi cho cơ thể, làm giảm đi những tác hại có thể xảy ra của căn bệnh này. Cùng TOPBESTVIET điểm qua các triệu chứng xảy ra khi mắc bệnh thiếu máu trong bài chia sẻ dưới đây.

 

Hội chứng thiếu máu là gì?
Hội chứng thiếu máu là gì?

Xem thêm: 21 dấu hiệu có thai (mang tha‍i) sớm chính xác nhất

 

Hội chứng thiếu máu là gì?

Thiếu máu là hiện tượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu ngoại vi giảm sút. Điều này dẫn đến các mô tế bào trong cơ thể không được cung cấp oxy đầy đủ. 

Đây là hội chứng thường gặp ở những người mắc các bệnh về máu. Nếu không kịp thời phát hiện thì rất có thể sẽ dẫn đến suy tim và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Vậy làm thế nào để phát hiện bị mắc phải hội chứng thiếu máu?

Các triệu chứng cơ bản của người mắc hội chứng thiếu máu

Rụng tóc, tóc dễ gãy là một trong các triệu chứng của bệnh thiếu máu
Rụng tóc, tóc dễ gãy là một trong các triệu chứng của bệnh thiếu máu

Người mắc hội chứng thiếu máu có thể xảy ra các biểu hiện sau:

 

  • Bị chóng mặt, ù tai khi thay đổi tư thế ngồi hoặc lúc gắng sức. Đôi khi sẽ dẫn đến ngất tạm thời.
  • Thường xuyên bị nhức đầu, trí nhớ bị suy giảm trông thấy.
  • Thường xuyên mất ngủ, ngủ gật hoặc tính khí bất thường (trở nên lo lắng, bực tức, cáu gắt).
  • Bị tê chân, tay, giảm sức lao động.
  • Đau vùng trước tim, tim đập nhanh, khó thở và hồi hộp ở phần ngực.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt, sạm da hoặc vàng da.
  • Niêm mạc mắt, môi, vòm miệng hoặc lưỡi nhợt nhạt.
  • Tóc, móng tay, móng chân trở nên giòn, dễ gãy, dễ rụng. 
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.

 

Cần làm gì khi mắc phải hội chứng thiếu máu?

Bệnh nhân thiếu máu cần bổ sung thực phẩm giàu sắt
Bệnh nhân thiếu máu cần bổ sung thực phẩm giàu sắt

Người phát hiện mắc bệnh thiếu máu cần lưu ý:

 

  • Thăm khám bác sĩ hoặc người có chuyên môn để kịp thời đưa ra các chuẩn đoán, phác đồ điều trị thích hợp.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu sắt như: hàu, sò, trai (hải sản), thịt đỏ (thịt bò, heo),...; nhóm thực phẩm giàu vitamin B như: rau màu xanh đậm, hạt, đậu, Măng tây, Đậu bắp, Lòng đỏ trứng, Phô mai, sữa, bơ sữa, sữa chua,...; nhóm thực phẩm giàu vitamin C như: Ớt chuông, Dâu tây, Đu đủ, Ổi, Cải xanh, Xoài,...
  • Các loại thực phẩm nên kiêng cữ: Thực phẩm giàu canxi,  tanin, axit oxalic, gluten
  • Tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.