Việc ăn mặn (sử dụng quá nhiều muối) gây ra các hậu quả khôn lường đối với sức khỏe. Cùng TOPBESTVIET điểm qua 6 tác hại của việc ăn mặn để kịp thời khắc phục, áp dụng các chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn.
Xem thêm: Viêm loét dạ dày: Tổng hợp cách điều trị hiệu quả
Tăng huyết áp
Một thực chứng dễ thấy nhất chính là ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp. Lúc này, việc sử dụng nhiều muối sẽ làm cho các ion natri thẩm thấu nhiều hơn đến các cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, làm tăng trương thành mạch, gây co mạnh, tăng sức cản ngoại vi và làm tăng huyết áp. Đây cũng chính là lý do người ăn mặn dễ bị các bệnh về tim mạch, đột quỵ và sỏi thận.
Mắc bệnh tim
Rõ ràng, khi uống quá nhiều nước do thói quen ăn mặn sẽ làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và điều này làm cho tim phải hoạt động nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, tâm thất trái phình lên, dẫn đến suy tim.
Ăn mặn có thể gây đột quỵ
Theo một nghiên cứu của WHO, người thường xuyên ăn mặn sẽ làm cho tỷ lệ đột quỵ não tăng đến 62%. Do đó, cần giảm đi lượng muối sử dụng hằng ngày và tôn trọng hương vị tự nhiên của thực phẩm sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, tăng sức dẻo dai.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày: Các dấu hiệu mà bạn nên biết
Các bệnh về thận
Thận cực kỳ sợ muối. Điều này tương tự như tim, khi cơ thể dung nạp quá nhiều nước do thói quen ăn mặn sẽ làm cho thận mệt mỏi hơn. Đây cũng là nguyên nhân làm cho thận suy yếu, dẫn đến các bệnh như sỏi thận, thận nhiễm mỡ,...
Ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày
Các thực phẩm mặn khi vào đến dạ dày sẽ tương tác với vi khuẩn HP, gây tình trạng viêm loét và tá tràng.
Trong một nghiên cứu của Nhật Bản, dung nạp quá nhiều muối làm cho tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày tăng gấp 2 lần và đồng thời, cũng làm giảm đi hiệu quả của quá trình điều trị ung thư dạ dày.
Yếu xương
Ăn quá nhiều muối sẽ làm cho canxi bị đào thải. Xương mất đi canxi sẽ trở nên yếu, giòn và dễ gãy hơn. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, cần giảm lượng muối sử dụng hằng ngày, đặc biệt là người già, trẻ em, mẹ mang thai.