19 công dụng của lá Đinh lăng

Đinh lăng được biết đến là một trong những dược liệu thần kì với nhiều tác dụng tích cực và hữu ích đối với sức khỏe con người. Ngoài củ, lá Đinh lăng cũng rất được ưa chuộng với giá thành rẻ nhưng công dụng tương tự như củ Đinh lăng. 

Lá Đinh lăng
Lá Đinh lăng

Xem thêm: Đinh lăng - Nhân sâm của người nghèo

Một số đặc điểm về cây Đinh lăng cần biết

  • Tên gọi khác: Gỏi cá, Nam dương sâm 
  • Tên khoa học của Đinh lăng là Panax fruticosum , họ Araliaceae - Ngũ gia bì.
  • Cây thân gỗ nhỏ, có thể cao đến 1,5m, dễ sống và dễ thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Tuy nhiên, thường không chịu được ngập úng.
  • Lá xẻ lông chim 3 lần với mép hình răng cưa không đều. Hoa nhỏ, màu trắng xám và mọc ở đầu cành.
  • Thành phần hóa học: Dồi fafo Saponin, axit amin và các khoáng chất khác.
  • Củ Đinh lăng thường dùng làm thuốc, ngâm rượu, nấu cao với nhiều tác dụng như: bổ huyết, an thần, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tăng sức dẻo dai, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và giúp ăn ngon, ngủ sâu.
  • Thu hái ít nhất vào năm thứ 3 của Đinh lăng vào mùa thu.

Công dụng của lá Đinh lăng

Trước khi đi vào công dụng của lá Đinh lăng, cần nắm rõ:

Thu hái, sơ chế và bảo quản lá Đinh lăng 

Lá Đinh lăng khô được sử dụng trong nhiều bài thuốc cường dương
Lá Đinh lăng khô được sử dụng trong nhiều bài thuốc cường dương

Lá Đinh lăng có thể dùng tươi hoặc phơi khô/ sao vàng hạ thổ để bảo quản lâu. Lá Đinh lăng khô cần được bảo quản trong túi nilon hoặc hũ đựng kín, tránh gió, ẩm và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Xem thêm: Cách ngâm rượu Đinh lăng đơn giản tại nhà!

Tác dụng và cách dùng bài thuốc từ lá Đinh lăng

Theo Đông y, lá Đinh lăng khô có vị ngọt, hơi đắng, tính mát với nhiều công dụng như:

  • Hỗ trợ chữa suy nhược, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, ốm yếu ở người.
  • Lợi tiểu, thải độc, làm giảm sốt, an thần và tăng cường trí nhớ.
  • Chữa mụn nhọt, dị ứng, mề đay và các bệnh ngoài da khác.
  • Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon và tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Hỗ trợ điều trị đau xương khớp, thấp khớp, thông tắc tia sữa.

Cách dùng lá Đinh lăng

Đối với lá Đinh lăng, có thể dùng để ăn sống, ngâm rượu hoặc nấu nước uống ở dạng tươi và sắc thuốc ở dạng khô.

Phơi lá Đinh lăng:

  • Chọn lá Đinh lăng già (bao gồm cả cuống lá), không sâu. Rửa sạch, để ráo.
  • Ngâm lá Đinh lăng vào nước muối loãng khoảng 20 phút và rửa sạch. Để ráo.
  • Cắt khúc khoảng 5cm và đem phơi nắng nhẹ. Trong quá trình phơi cần đảo đều để lá khô đều.
  • Phơi 2 - 3 ngày nắng (tùy vào độ khô của lá), để lá bớt nóng, bảo quản trong túi nilon hoặc lọ đựng, đặt nơi khô ráo, thoáng mát.

Sao lá Đinh lăng:

  • Sao lá Đinh lăng không chỉ giúp cho quá trình bảo quản lâu hơn, mà còn gia tăng khả năng điều trị bệnh của dược liệu.
  • Sử dụng lá Đinh lăng không quá già hoặc quá non. Rửa sạch, vò nhẹ, ngâm nước muối khoảng 20 phút và xả sạch.
  • Phơi lá Đinh lăng dưới nắng nhẹ hoặc bóng râm cho đến khi ráo nước hoàn toàn.
  • Cho lá vào chảo đất nung, sao trên lửa nóng và hạ thổ. Không sao trên lửa quá nóng sẽ gây cháy lá.
  • Khi lá nguội, đem bảo quản trong túi nilon hoặc lọ đựng.

Lưu ý khi sử dụng lá Đinh lăng trong điều trị bệnh:

Không được sử dụng quá 100gr/ ngày (lá Đinh lăng tươi) và 50gr/ngày (lá Đinh lăng khô). Dùng quá liều sẽ gây ra các triệu chứng phụ như: nôn, chóng mặt, tức ngực.

Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây Đinh lăng