Người dịch: LinG
Tác giả: 不暴躁的辰大大
Không thể phủ nhận những người tẩy não giỏi nhất trên thế giới này là bố mẹ của chúng ta. Mỗi người trong chúng ta gặp vấn đề về thiếu tình thương, tự ti, rào cản xã hội, nhạy cảm, đều có quan hệ mật thiết lớn với “cảm xúc bất lực”,… và một loạt các vấn đề vô hình khác, lẽ nào không phải thành quả của sự tẩy não trong nhiều năm hay sao?
Trước tiên, hãy xem xét cách mà chúng ta bị tẩy não.
Cách 1: Công kích bằng lời nói
Ví dụ lúc bạn còn nhỏ ăn uống tốt hơn bình thường, bố mẹ bạn sẽ nói “Sao con ăn nhiều vậy, đúng là đẻ ra lỗ tiền rồi, cả nhà bị mày ăn đến nghèo luôn.”Ví dụ lúc nhỏ bạn muốn học hành, nhưng bố mẹ bạn lại nói “Con gái học thì có ích gì, sau này cũng phải gả cho người khác, học hành nhiều có ích gì chứ?”Hoặc ví dụ thanh xuân tươi đẹp của bạn lại vô tình thích một ai đó, bố mẹ bạn lại nói “Mày sao lại yêu đương sớm thế, có thấy mất mặt không, mặt mũi của gia đình bị mày làm mất hết rồi.”Những lời này đều là phụ huynh dùng cách trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công chúng ta, những người mà vào thời điểm dễ bị tổn thương nhất, bằng sự mỉa mai và châm biếm.Tại sao lại nói những cách tẩy não này thực sự thành công? Bởi vì chúng ta của những năm tháng ấy ngây thơ và ấu trĩ, chỉ có thể tuân thủ theo những quy tắc của người dưỡng dục tạo ra, vì vậy những lời khẳng định chúng ta tệ hại, vô dụng lại làm chúng ta tin rằng bản thân thực sự là như vậy.Đây là “hiện tượng nội hóa” (internalization) : Những năm ấy, chúng ta tin tưởng những đánh giá tiêu cực từ phụ huynh, đồng thời chuyển hóa những đánh giá này thành niềm tin của chính mình.
Cách 2: Xem thường cảm xúc
Ví dụ lúc nhỏ bạn gặp phải áp lực trong chuyện học tập, mong muốn được phụ huynh an ủi vỗ về, “Mẹ ơi, con áp lực quá, có thể tạm nghỉ viết bài tập trong hôm nay không?”, mẹ bạn tỏ ra bực bội và phớt lờ nhu cầu tình cảm của bạn, bà ấy nói, “Mày còn nhỏ như vậy đã cảm thấy áp lực lớn, tao với bố mày mỗi ngày đều khổ cực còn không than thở câu nào, im miệng, đi học bài đi!”Đấy cũng là một cách tẩy não rất thành công. Ở trong môi trường này lớn lên, khi trường thành chúng ta sẽ gặp rào cản và kìm nén bản năng thể hiện tình cảm mà thời trẻ chúng ta luôn khao khát bộc lộ, trở nên không mong đợi giao tiếp và bày tỏ cảm xúc với người khác, cũng quen với việc bỏ qua nhu cầu cảm xúc của bản thân.
Cách 3: “Tống tiền” cảm xúc
Ví dụ “Nếu không phải vì cấp tiền cho mày đi học, bố mẹ đã sớm có một cuộc sống tốt rồi”, hoặc “nếu không phải tại có mày, tao với mẹ mày đã ly dị lâu rồi, cần gì phải miễn cưỡng tới tận bây giờ” v.v…, cũng là kĩ thuật thao túng tâm lý phổ biến của bố mẹ trong mối quan hệ giữa họ và con cái.Không thể phủ nhận rằng cách này tẩy não cực kì tốt.Một mặt, bố mẹ đóng vai người bị hại chỉ trích mức độ đạo đức và khơi dậy lương tâm của chúng ta. Mặt khác, họ lợi dụng cảm giác tội lỗi của con cái để buộc chúng tuân theo và thỏa mãn nhu cầu bản thân. Đồng thời, “tống tiền” tình cảm trên thực tế là đe dọa, làm giảm giá trị cá nhân của con cái, thần thánh hóa quyền hạn của phụ huynh trong gia đình.
Vậy làm thế nào để thoát khỏi sự tẩy nào này?
Thứ nhất, cho phép bản thân có những cảm xúc như tức giận, thất vọng, ...
Nếu chúng ta muốn chấp nhận bản thân một lần nữa, hãy bắt đầu bằng cách cố gắng chấp nhận những cảm xúc tiêu cực.Tôi hiểu, tôi đều hiểu hết. Các bạn yêu mến, khi các bạn nhận ra rằng “người lẽ ra phải thương yêu bạn nhất trên đời, lại là người làm tổn thương bạn nhiều nhất thời thơ ấu”, tất nhiên bạn sẽ phẫn nộ.
Thật ra thì ai ai cũng đều như vậy, mỗi người đều sẽ như vậy, thế nên bạn hãy cho phép bản thân tức giận, nổi điên, thất vọng,… sẽ chẳng có vấn đề gì hết cả.Bạn có thể thử cách này, khá là hiệu quả: khi những cảm xúc tiêu cực ập đến, đừng nghĩ đến làm cách nào để ngăn chặn nó, thử cảm nhận nó xem.
Ngay cả khi bạn nắm chặt tay, cơ thể bạn bắt đầu run rẩy và không thể rơi nước mắt, nhưng hãy tin rằng, giải phóng cảm xúc là bước đầu tiên. Nếu bạn thực sự muốn đối xử với bản thân tốt hơn, hãy dũng cảm đối mặt với cảm xúc tiêu cực.
Biết tại sao không? Bởi vì cảm xúc vốn dĩ là một phần của bạn, khi bạn ngăn chặn nó, bạn nghĩ rằng nó đã rời đi rồi, những thực ra nó chưa từng biến mất. Cũng giống như khi còn là trẻ con bạn giấu đi những cảm xúc ấy, nó vẫn chưa từng biến mất, thế nên bạn của bây giờ mới hung hăng, không vui vẻ. Cùng tồn tại với cảm xúc của bản thân, là một khả năng quan trọng trong việc tự chữa lành.
Thứ hai, bỏ đi sự thần thánh hóa bố mẹ.
Thật ra, nếu bạn từ bỏ suy nghĩ “bố mẹ phải thật hoàn mỹ, bố mẹ phải là người biết cách yêu thương con cái nhất trên đời”, chấp nhận rằng bố mẹ và chúng ta bây giờ cũng giống nhau, đều là những người bình thường, có thể trong lòng bạn sẽ dễ chịu hơn chút.
Chấp nhận bố mẹ mình có khuyết điểm, thâm chí hiểu phụ huynh cũng là những nạn nhân của gia đình họ, chỉ là bọn họ còn khổ hơn chúng ta, ở thời đại ấy không được tiếp nhận môi trường giáo dục và nền văn hóa tốt như bây giờ, cũng không có mạng xã hội để họ trút giận và học tập. Tôi không bắt các bạn phải hoàn toàn thấu hiểu và tha thứ cho họ, nhưng hãy hiểu cho phụ huynh, và hiểu bối cảnh thời đại mà họ trải qua, thực ra cũng là bỏ qua cho bản thân mình, bạn có nghĩ như vậy không?
Thứ ba, thoát ra khỏi mô hình “nạn nhân vĩnh viễn”
Khắc phục “sự bất lực tập nhiễm” (Learned helplessness), cũng là thứ mà chúng ta cần có ý thức tập luyện ngay từ bây giờ. (Bất lực tập nhiễm xuất hiện khi một sinh vật chịu một kích thích khó chịu lặp đi lặp lại mà nó không thể trốn chạy được.
Rốt cuộc, con vật sẽ dừng việc né tránh kích thích đó và hành xử như thể mình hoàn toàn bất lực và không thể thay đổi được hoàn cảnh. Thậm chí khi có cơ hội trốn thoát thì hành vi bất lực do học tập mà thành này sẽ ngăn chủ thể thực hiện bất kỳ hành động nào để thoát khỏi tình huống)
Tôi biết rằng thật khó để thoát ra được khỏi nó. Thật ra chúng ta đều giống nhau, đào tạo ra bởi những gia đình không “lành mạnh”. Càng bởi vì trải qua một thời gian dài yếu đuối, hiểu nhầm rằng hiện tại chúng ta vẫn yếu đuối như vậy, gặp vấn đề sẽ chẳng thể giải quyết. Thậm chí, chúng ta còn làm khoa trương cho cảm giác “bất lực”, chĩa ngọn giáo vào chính bố mẹ của chúng ta.
Nhưng nếu chúng ta bị cuốn vào vòng luẩn quẩn vô hạn này, ngoài việc càng ngày càng cách xa bố mẹ, đều chẳng giúp ích được gì cho sự tự chữa lành của bản thân và bố mẹ.
Thế nên, tôi cho rằng, đừng vội vã đổ lỗi hay trách cứ ai, trách tới trách lui vẫn chỉ hao tổn tinh thần của bạn. Nếu bạn đã có khả năng tự lập tài chính để ở riêng, vậy cứ mạnh dạn lên, theo đuổi cuộc sống của bản thân. Quyết định này có thể giúp bạn không còn dậm chân tại chỗ, gửi gắm hy vọng cuộc sống của bản thân lên những người trong gia đình.
Kết luận rằng cho dù thế nào đi nữa, chúng ta rõ ràng có khả năng độc lập, vậy đừng giao quyền quyết định cho bố mẹ.
Hạnh phúc của bản thân, cuối cùng vẫn phải dựa vào bản thân để đạt được.
Nguồn: Zhihu
Nguồn dịch: Translate vài thứ linh tinh về tâm lý học