TOP 4 Thói quen hàng ngày của con người nhưng lại khiến làm tồn hại nghiêm trọng tới môi trường sống
- Tú Anh Bùi
- 16/07/2024
- 4
- 0
- 0
- Share Tweet
Môi trường là nơi ta sinh sống, từ môi trường nước, không khí,... đều có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, ít ai hiểu rằng, môi trường tổn hại nghiêm trọng thì sức khỏe của con người cũng phải chịu những tác động tiêu cực như nguồn nước ô nhiễm, không khí nhiều chất độc hại khiến khả năng gây bệnh cao. Do đó, họ không để tâm và có ý thức với những thói quen tưởng chừng như vô hại của mình. Nếu bạn là người đang quan tâm đến vấn đề môi trường, muốn duy trì một môi trường tốt để các thế hệ sau có thể được sống an toàn thì hãy cùng TOP BEST nhìn lại những thói quen hàng ngày của con người trong bài viết dưới đây. Đây đều là những thói quen xấu và cần được thay đổi ngay.
Quần áo là một trong những mặt hàng được chị em phụ nữ dành nhiều sự quan tâm bên cạnh những mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người thường có thói quen mua quá nhiều quần áo với các mẫu mã, màu sắc khác nhau để có thể mặc thay đổi, không bị trùng lặp trong nhiều ngày. Thói quen này không chỉ gây lãng phí khi có một số quần áo không quá cần thiết mà còn gián tiếp gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường không khí. Theo như nhận định của một số chuyên gia, ngành thời trang là ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí và tốn kém nhiều tài nguyên nhất thế giới. Sở dĩ, phần lớn quần áo được sản xuất từ sợi bông mà đây lại là loại cây cần rất nhiều nước để phát triển. Do vậy, mỗi khi định mua nhiều quần áo, hãy nghĩ đến những người đang dần héo mòn từng ngày vì thiếu nước ở những nơi khác trên thế giới.
Trong cuộc sống bận rộn hiện nay, có khá nhiều nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên phải chịu cảnh “cơm đường cháo chợ” vào buổi trưa. Do thời gian có hạn, vào buổi trưa, họ không thể về nhà để nấu cơm ăn mà phải đặt đồ ăn hoặc mua đồ ăn sẵn tại các tiệm cơm, hàng ăn bên đường. Thói quen này khiến cho lượng lớn đồ dùng một lần như thìa nhựa, hộp xốp, hộp nhựa, túi ni lông được tiêu thị ra thị trường trong một ngày. Ai cũng biết những đồ dùng từ nhựa đều mất tới hàng triệu năm mới có thể phân hủy, đồng thời sử dụng đồ dùng một lần còn làm gia tăng lượng rác thải lớn ra môi trường. Tuy nhiên, trong tình trạng thời gian eo hẹp của từng người, họ không có cách nào khác là phải sử dụng các loại đồ dùng một lần để chứa đồ ăn đem đi.
Ngoài các loại đồ dùng một lần trong ăn uống, hiện nay, vẫn còn khá nhiều người lạm dụng túi ni lông khi đi chợ. Có khá nhiều cách để thay thế túi ni lông như sử dụng túi vải, đem theo giỏ sách, làn nhưng vẫn ít người ý thức thực hiện điều này. Bên cạnh những đồ dùng bằng nhựa, ni lông, ít ai nghĩ đến những đôi đũa dùng một lần cũng là kết quả của những hành động phá hủy môi trường. Nhiều người cho rằng, đũa gỗ hay bát, thìa gỗ, hộp giấy không ảnh hưởng đến môi trường như các sản phẩm từ nhựa. Tuy nhiên, để sản xuất ra đũa dùng một lần, nhà sản xuất phải có được lượng gỗ lớn - đó chính là những thân cây xanh được đốn gãy để đem đi làm đũa. Việc thiếu hụt cây xanh cũng khiến cho mọi vấn đề của môi trường trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Tại các nước phát triển, người dân thường sử dụng các phương tiện công cộng như tàu điện ngầm, xe bus để di chuyển. Sở dĩ, những phương tiện này vừa tiện lợi lại vừa tiết kiệm chi phí nên được nhiều đối tượng ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hệ thống phương tiện công cộng vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được quy mô đủ cho phần đông người dân nên họ thích sử dụng các phương tiện cá nhân như xe máy hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng cao của ô nhiễm không khí trong những năm gần đây từ các thành phố lớn. Đã có lúc, mức độ ô nhiễm không khí của thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nằm ở mức báo động đỏ, mức độ có thể khiến nhiều người dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, ô tô cũng là phương tiện cá nhân được sử dụng nhiều tại Việt Nam. Dù biết chúng đều gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nhưng người dân vẫn chưa tìm ra cách khắc phục nào nếu không sử dụng xe máy để di chuyển.
Pin dùng một lần là một trong những sản phẩm quen thuộc, có mặt trong nhiều đồ điện tử của mỗi hộ gia đình. Từ điều khiển TV, điều hòa hay điện thoại, máy tính xách tay đều sử dụng pin. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, pin khi dùng hết, nếu không được xử lý đúng cách sẽ khiến môi trường phải hứng chịu rất nhiều chất độc hại. Những kim loại độc hại có trong pin sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước và gián tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy, cần có hiểu biết cụ thể về cách xử lý để không vứt pin bừa bãi sau khi dùng hết.