Khi nào có thể ly hôn? Thủ tục ly hôn cần những giấy tờ gì để tòa án chấp nhận?
Trong xu hướng hiện nay, vai trò
của người phụ nữ trong gia đình ngày càng bình đẳng với nam giới vì người phụ nữ
không chỉ giữ vai trò là nội trợ mà còn là người kiếm tiền, nội trợ, lo cho con
cái. Do đó, người phụ nữ không còn phụ thuộc nhiều vào nam giới như thời ông bà
ta ngày xưa. Cùng với đó, hiện nay, các cặp vợ chồng không còn bị ràng buộc bởi
những tư tưởng truyền thống nên tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng cao.
Vậy nhưng, có phải chỉ cần bạn thích là có thể ly hôn? Hay cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Trước hết, bạn cần hiểu ly hôn chính là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. Như vậy, việc đăng ký kết hôn bạn sẽ thực hiện tại UBND có thẩm quyền cấp phường/xã; tuy nhiên, việc ly hôn sẽ phải thực hiện tại Tòa án có thẩm quyền và quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực thi hành.
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình hiện hành (Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13) thì ly hôn sẽ có hai trường hợp ly hôn:
(i) Thuận tình ly hôn: Trường hợp này cả hai vợ chồng cùng thống nhất đồng ý về việc ly hôn (đơn ly hôn sẽ do cả hai vợ chồng cùng ký tên). Thống nhất đồng ý về việc ly hôn được hiểu là cả vợ và chồng thật sự tự nguyện ly hôn; thỏa thuận được về việc chia tài sản (nếu có tài sản chung) và thỏa thuận được về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
(ii) Ly hôn theo yêu cầu của một bên (hay còn gọi là ly hôn đơn phương): Trường hợp này, việc yêu cầu ly hôn chỉ xuất phát từ một bên vợ hoặc chồng (đơn ly hôn chỉ do một bên vợ hoặc chồng ký). Và điều kiện:
+ Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án mới xem xét để giải quyết cho ly hôn;
+ Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Đối với mỗi trường hợp ly hôn nêu trên, điều kiện, hồ sơ ly hôn và thủ tục sẽ có sự khác nhau.
Nhiều bài viết tâm sự rằng chồng không đồng ý ly hôn nên không biết phải làm sao để được ly hôn, thậm chí có trường hợp người vợ phải cầu xin chồng đồng ý ly hôn nhưng chồng không đồng ý nên lâm vào bế tắc mặc dù những người vợ này đã phải chịu rất nhiều tổn thương từ người chồng trong hôn nhân. Vì vậy, từ hai trường hợp ly hôn nêu trên, nếu chồng hoặc vợ bạn không đồng ý ly hôn thì một mình bạn vẫn có thể đơn phương ly hôn nếu tình trạng hôn nhân của bạn không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Ai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn?
(1) Vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng sẽ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn;
(2) Hoặc trong trường hợp một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoạc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha hoặc mẹ hoặc người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Nếu người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn, nhưng ngược lại, người vợ vẫn có quyền này bạn nhé. Quy định này của pháp luật nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
Vậy ly hôn cần những giấy tờ gì để Tòa án có thể chấp nhận thụ lý hồ sơ của bạn?
1. Mặc dù có hai hình thức ly hôn khác nhau nhưng về cơ bản, hồ sơ ly hôn của trường hợp thuận tình ly hôn và thuận tình ly hôn đều giống nhau. Những giấy tờ cần thiết khi ly hôn gồm:
- Mẫu đơn ly hôn theo quy định.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (02 bản chính);
- Chứng minh nhân hoặc căn cước công dân của cả người vợ và người chồng (bản sao y, hay còn gọi là bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của tất các con (nếu có con chung, bản sao y).
- Sổ hộ khẩu của vợ, chồng (bản sao y);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng (bản sao y), trường hợp bạn không có yêu cầu Tòa án giải quyết đối phân chia tài sản chung thì không cần cung cấp.
- Tài liệu chứng minh lý do ly hôn, yêu cầu ly hôn đơn phương là có căn cứ (nếu có).
Sự khác nhau giữa thuận tình và đơn phương chính là Mẫu đơn ly hôn (là cách gọi chung mọi người thường sử dụng nhưng thực tế sẽ có tên gọi khác) ở hai trường hợp sẽ khác nhau:
- Đối với thuận tình ly hôn: Sẽ sử dụng mẫu “Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự” được ban hành kèm theo Nghị Quyết 01/2017/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP).
- Đối với thuận tình ly hôn: Sẽ sử dụng mẫu “Đơn khởi kiện” được ban hành kèm theo Nghị Quyết 01/2017/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP).
Để có mẫu đơn ly hôn: bạn sẽ tải về ở Nghị Quyết 01/2017/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP) hoặc xin trực tiếp tại Tòa án có thẩm quyền hoặc bạn có thể gọi đến số điện thoại 0908.859.358 (Ms.Ly) sẽ kèm tư vấn hoặc gửi yêu cầu đến email: topbestviet@gmail.com, chúng tôi sẽ gửi biểu mẫu trực tiếp cho bạn.
2. Trường hợp vì nhiều lý do (có thể bị mất hoặc vì mâu thuẫn giữa vợ chồng mà người còn lại không cung cấp các giấy tờ cho bạn để bạn làm thủ tục đơn phương ly hôn) mà bạn không có đủ các giấy tờ để làm thủ tục ly hôn như nêu trên:
- Giấy đăng ký kết hôn: nếu bạn không cung cấp đủ 02 bản chính thì tùy trường hợp bạn sẽ phải đăng ký lại hoặc xin cấp bản sao và thông thường Tòa án sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm bản cam kết lý do vì sao không cung cấp đủ.
- Tương tự đối với chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
Ngoài ra, các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn còn bao gồm: thủ tục ly hôn; tòa án nào có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn; ly hôn với người nước ngoài thì phải làm sao; như thế nào thì mới được gọi là bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực; phân chia tài sản như thế nào; làm thế nào để được quyền nuôi con....
Các nội dung này chúng tôi sẽ đề cập trong các bài viết khác. Để được tư vấn rõ hơn, đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi theo số: 0908.859.358 (Ms.Ly).