TOP 5 Chùa cầu duyên ở Sài Gòn
- Mai Phuong
- 11/07/2024
- 16
- 0
- 0
- Share Tweet
Hàng năm, vào các ngày Tết, những ngày khởi đầu cho một năm mới, người ta thường rất thích đi chùa, không chỉ để cầu cho một năm thuận buồm xuôi gió trong công việc, gia đạo bình an mà nhiều người trong số đó còn cầu duyên. Cầu duyên ở đây không chỉ dành cho những ai chưa có nửa kia của mình, cầu duyên còn mang ý nghĩa cầu cho mối lương duyên hiện tại của mình được hòa thuận, vui vẻ. Tuy vậy, mọi người sẽ không chọn bừa một ngồi chùa để đặt trọn niềm tin của mình, vì theo họ, mỗi ngôi chùa sẽ có những điều linh thiêng khác nhau. Sẽ có những ngôi chùa được mọi người đến viếng nhằm cầu cho việc làm ăn, sẽ có những ngôi chùa được mọi người đến nhằm cầu cho vấn đề sức khỏe, vậy đâu là những ngôi chùa được quan tâm về việc cầu duyên? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.
Tên gọi khác: Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự)
Địa chỉ: Số 73, đường Mai Thị Lựu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian mở cửa: 7h đến 18h, riêng mùng 1 và rằm là từ 5h đến 19h.
Được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX, thời gian đầu, đây là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và cũng là nơi người xây dựng nên dùng để bàn bạc những kế hoạch để lật đổ Mãn Thanh. Hiện nay, đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng gần sông Sài Gòn. Người dân thành phố và khách du lịch vẫn luôn biết đến ngôi chùa với sự linh thiêng, cầu con, cầu duyên.
Người xây dựng là người Trung Quốc nên kiến trúc của ngôi chùa này cũng mang đậm chất Trung Hoa. Bên ngoài ngôi chùa dường như vẫn được giữ như ban đầu, tuy nhiên bên trong đã được trùng tu lại.
Tại đây, nhiều câu chuyện cầu duyên có được kết quả viên mãn đã được truyền tai nhau, chính điều đó cũng đã góp phần giúp ngôi chùa trở nên nổi tiếng hơn. Theo kinh nghiệm của những người đã đến đây, sau khi thắp hương, thành tâm khấn tên mình và tên người ấy, người khấn chỉ cần sờ vào tượng ông Tơ bà Nguyệt để xin tình duyên viên mãn. Thánh Mẫu sẽ thỏa ước nguyện, để ông Tơ, bà Nguyệt kết duyên tơ hồng.
Chùa Ngọc Hoàng
Địa chỉ: 3D, quốc lộ 1A, phường An Phú Đông, quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Với diện tích hơn sáu nghìn mét vuông, Tu Viện Khánh An nổi bật bởi khuôn viên rộng lớn của mình.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nơi đây được biết đến là một trong những căn cứ bí mật của các chiến sĩ cách mạng. Đến đầu thế kỷ XXI, ngôi chùa được trùng tu lại toàn bộ và đổi từ tên Thầy Năm Phận sang Tu Viện Khánh An như ngày nay.
Được mệnh danh là "Nhật Bản thu nhỏ giữa Sài Gòn", Tu Viện Khánh An được xây dựng theo kiến trúc Phật Giáo Bắc Tông thuộc phong cách chùa chiến cổ xưa của người Việt. Khác với những ngôi chùa ở phương Nam, Tu Viện Khánh An không sử dụng hình tượng rồng, phương hay các họa tiết sặc sỡ.
Tu viện Khánh An là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu, thiền và nhận được sự quan tâm của đông đảo chư tăng, phật tử. Nổi bật nhất là hai khóa tu "Sống thức tỉnh" và "Có mặt nhau" với sự tham dự của hàng trăm hành giả, chư tăng, phật tử.
Tu Viện Khánh An
Tên gọi khác: Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long
Địa chỉ chùa: 81 Nguyễn Xiển, P. Long Bình, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh
Được xây dựng vào những năm giữa thế kỷ XX, Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long đã được trùng tu lại vào đầu thế kỷ XXI. Qua những cuộc sửa chữa, ngôi chùa gần như vẫn giữ được kiến trúc ban đầu. Người địa phương nên đây còn thường gọi cái tên quen thuốc là chùa Thái Lan, bởi những màu sắc và thiết chủ đạo của nơi đây. Nhìn tổng thể, chùa Bửu Long mang nét kiến chung của những ngôi chùa xứ Chùa Vàng. Đó là những ngôi chùa được thiết kế, xây dựng kỳ công, với phần đỉnh chóp màu vàng cùng lối chạm trổ cầu kỳ, tinh tế. Ngoài ra, chùa Bửu Long còn mang dấu ấn văn hóa Việt được thể hiện qua nét chạm trổ cùng các bức tượng rồng. Nơi đây trở thành là ngôi chùa phiên bản Thái là điểm chụp hình yêu thích của nhiều du khách trẻ.
Chùa Bửu Long
Địa chỉ: Số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Chùa Bà Thiên Hậu được biết đến là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa tại Sài Gòn. Ngôi miếu này còn trở thành địa điểm tâm linh có ảnh hưởng lớn tới đời sống, văn hóa của đông đảo người dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố.
Đến với chùa Bà Thiên Hậu ở Thành phố Hồ Chí Minh, du khách không khỏi ấn tượng với kiến trúc hình ấn, bao gồm tổ hợp của 4 gian nhà liên kết với nhau tạo thành hình chữ “khẩu” hoặc chữ “quốc”.
Đặc biệt, đến với chùa Bà Thiên Hậu du khách không khỏi trầm trồ bởi những bảo vật quý. Nơi đây hiện đang lưu giữ khoảng 400 đồ cổ, các bức tranh đắp nổi hình tứ linh – Long, Ly, Quy, Phụng. Phần mái hiên, nóc nhà, vách tường có gắn tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo điển tích của Trung Quốc.
Ngoài ra, chùa Bà Thiên Hậu còn chứa rất nhiều đỉnh trầm, lư trầm và lư hương. Đồng thời, bạn sẽ vô cùng ấn tượng với 10 bức hoành phi, 9 bia đá, 7 pho tượng thần, 6 tượng đá, 2 chuông nhỏ, 23 câu đối, 41 tranh nổi,… Tất cả đều được chế tác tỉ mỉ với những đường nét vô cùng tinh tế.
Chùa Bà Thiên Hậu
Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh;Giờ mở cửa: 7:00 - 17:00 các ngày trong tuần.
Lăng Ông Bà Chiểu là quần thể khu đền và ngôi mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ là bà Đỗ Thị Phận. Tả quân Duyệt là một trong những vị tướng quân, quân sư tài ba có công rất lớn đối với triều đình nhà Nguyễn. Ông phục vụ dưới 2 triều vua là vua Gia Long và vua Minh Mạng.
Tuy nhiên, dưới thời vua Minh Mạng năm 1835 đã xảy ra vụ biến loạn thành Phiên An. Kết cục, Lê Văn Duyệt bị buộc tội “che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn”. Khi này ông đã mất, vua Minh Mạng ra lệnh san bằng mộ, dựng bia đá khắc 8 chữ “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử” (chỗ tên hoạn quan Lê Văn Duyệt chịu tội). Mãi đến đời vua Thiệu Trị (năm 1841), ông mới được giải oan, trụ đá được dẹp bỏ, mộ ông được đắp lại cao và rộng hơn.
Toàn bộ miếu lăng Ông Bà Chiểu nằm trong một khu đất rộng và cao với tổng diện tích là 18.500m2. Tường bao quanh lăng dài 500m, cao 1.2m với 4 cổng theo 4 hướng ra 4 con đường là: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Với lối kiến trúc cổ xưa và chiều dài ấn tượng, du khách đừng quên chụp hình ở lăng Ông Bà Chiểu với các bức tường nơi đây.
Lăng Ông Bà Chiểu