An Nam Tử, còn gọi là cây Lười Ươi, cây Đười Ươi, cây Thạch hay cây Ươi. Trong đó, An Nam vốn là tên nước Việt Nam ngày trước và Tử chính là hạt. Loại cây này phổ biến ở các tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Quảng Trị, Bình Thuận hay Biên Hòa với nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người được Đông Y xa xưa ghi nhận. Cùng TOPBESTVIET khám phá những điều thú vị xoay quanh cây thuốc quý này ngay trong bài chia sẻ dưới đây!
Vài điều cần biết về An Nam Tử
An Nam Tử là giống cây khá phổ biến trong đời sống người Việt với các thông tin cơ bản mà bạn cần biết:
- An Nam Tử có tên khoa học là Sterclia lyhnophora Hance, thuộc họ Sterculiaceae (họ Trôm).
- Không chỉ ở Việt Nam, An Nam Tử còn phân bố ở một vài nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia.
- Còn có tên tiếng Hán là Bàng Đại Hải, Hồ Đại Hải hay Đại Hải Tử.
- Thuộc loại cây rừng thân gỗ. Cây cao khoảng 20 -25cm. Lá không có lông, mọc tập trung ở đỉnh cành, bản to, dày, sẻ từ 3 đến 5 thùy với màu nâu tím đặc trưng lúc còn non.
- Hoa An Nam Tử nhỏ, sai vào tháng 1 đến tháng 3. Quả nhỏ, thuôn nhọn 2 bên đầu, vỏ ngoài màu bạc, chuyển nâu khi khô và đậu nhiều vào tháng 6 đến tháng 8. Đây cũng là phần được sử dụng làm dược liệu ở An Nam Tử.
- Hạt An Nam Tử giàu sterculin, bassorin, bassorin, chất nhầy và hàm lượng nhỏ tinh bột, chất béo và tanin. Đây là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của con người.
Tác dụng của An Nam Tử trong Đông Y
Trong Đông Y, An Nam Tử có các đặc tính và tác dụng như sau:
- Vị ngọt đậm, tính mát, không độc
- Giải nhiệt
- Uất hỏa, tán bế, trị ho khan, tắc tiếng, mất tiếng, đau rát cổ họng.
- Chữa nôn ra máu, chảy máu cam.
- Trị các chứng đau ruột.
Cách dùng: Lấy hạt ngâm nước. Hạt An Nam Tử khi ngâm nước sẽ nở rất to (gấp 8 đến 10 lần thể tích của hạt) thành chất nhày màu nâu nhạt, vị hơi chát nhưng rất mát và uống cảm giác thanh, có thể cho thêm đường để làm nước giải khát.