CV (Curriculum Vitae) hay còn gọi là sơ yếu lý lịch, tóm tắt những thông tin cơ bản của ứng viên khi muốn ứng tuyển vào một công việc nào đó. CV không chỉ giúp cho nhà tuyển dụng hiểu và đánh giá được ứng viên, mà còn là cơ sở để loại những ứng viên không phù hợp. Vậy thì, một "chiếc" CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Các yếu tố cơ bản cần có của CV
CV cần đảm bảo các thông tin cơ bản sau:
- Thông tin cá nhân. Bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại, email và các hình thức liên lạc khác.
- Trình độ học vấn.
- Kinh nghiệm làm việc. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn trở nên nổi bật giữa các ứng viên.
- Kỹ năng. Bao gồm: Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng liên quan đến các kỹ năng cần có của ngành nghề ứng tuyển và kỹ năng mềm là các kỹ năng về giao tiếp, hoạt náo, diễn thuyết,...
- Mục tiêu nghề nghiệp. Là những dự định và thành tựu mà ứng viên mong muốn đạt được trong tương lai. Bao gồm: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Giải thưởng, chứng chỉ, thành tích (nếu có). Các giải thưởng, chứng chỉ, thành tích liên quan đến ngành nghề. Chắc chắn là đừng ghi vào CV: từng đạt giải múa cấp tỉnh khi ứng tuyển kiến trúc sư.
Với những thông tin cơ bản trên, tùy cá nhân và ngành nghề mà ứng viên có thể biến hóa thành những CV chuyên nghiệp, phù hợp và chứa yếu tố ấn tượng mạnh mẽ.
Một vài mẹo để làm cho CV trở nên Unique
Đánh thức sự tò mò và thích thú của người tuyển dụng ngay từ những giây phút đầu tiên với các mẹo hay nên đưa vào CV dưới đây:
Yếu tố dễ đọc, dễ hiểu, dễ hình dung
Đừng đánh đố nhà tuyển dụng!
Bạn có thể có rất ít kinh nghiệm hoặc rất nhiều kinh nghiệm, khô khan, cứng ngắt hoặc lãng mạn, yêu đời, nhưng chung quy lại, CV cần phải được sắp xếp khoa học và bài bản. Không cần quá cầu kỳ, nhưng cần chú ý:
- Lỗi chính tả
- Khoảng cách dòng
- Liệt kê các ý
- Tiêu đề
CV bắt đầu bằng một câu chuyện
Ai cũng thích nghe những câu chuyện!
Hãy biến CV thành một mẫu chuyện nhỏ về cuộc đời của bạn, gợi ý là:
- CV bắt đầu bằng một điều/ ý tưởng/ câu nói/ hình ảnh/ việc làm có ảnh hưởng sâu sắc đến bạn.
- Tiếp tục, hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai.
- Câu chuyện đi theo trình tự thời gian, hãy cho họ thấy, bạn đã thay đổi như thế nào, nỗ lực như thế nào.
- Cuối cùng, bén duyên đến với ngành nghề này ở công ty/ đơn vị, một câu chuyện khác thú vị lại được viết tiếp trong cuộc đời của bạn.
Thành tựu của bạn là gì?
Đừng kể tôi đã làm gì, hãy nói cái mà tôi đạt được!
Thay vì kể tôi đã làm A, B, C công việc này tại X, hãy nhắc đến thành tựu mà bạn đã đạt được trong toàn bộ quá trình làm việc đó.
Chẳng hạn: Thay vì nói tôi đảm nhận vai trò là content tại X, hãy cho họ thấy năng lực của bạn: Tôi đã có những keyword TOP đầu, những viral content như thế nào khi làm tại X.
Trung thực với câu chuyện của mình
Đừng cố tỏ ra mình ổn với những lời nói dối!
Bạn có thể qua mặt nhà tuyển dụng ở lần gặp đầu tiên, nhưng sẽ không thể vượt qua sự thật phải đối diện khi đi làm. Do đó, đừng cố gắng phóng đại năng lực, kỹ năng của mình. Điều này chỉ càng làm cho ứng viên trở nên không đáng tin và không đáng để cho cơ hội lần 2.
Tránh sáo rỗng trong ngôn từ khi viết CV
Hãy làm cho câu chuyện của bạn trở nên sinh động và cảm xúc!
Để làm được điều đó, hãy sử dụng ngôn từ chất lượng và kỹ lưỡng khi nói về bản thân. Thay vì:
- Tôi làm việc chăm chỉ
- Tôi làm việc sáng tạo
- Tôi giao tiếp tốt
Hãy viết rằng:
- Tôi luôn là người rời công ty cuối cùng.
- Tôi đã có sáng kiến X giúp cải thiện hiệu suất công việc.
- Tôi hòa đồng, thích hát, giao lưu và giúp đỡ mọi người.
Bày tỏ lòng biết ơn
Một điều thường bị bỏ qua của các ứng viên chính là bỏ qua lý do mình biết đến công việc này. Hãy thử bày tỏ trong thư gửi CV rằng: Tôi đã biết đến cơ hội công việc này thông qua một trang tuyển dụng hay một mẫu quảng cáo nào đó....