Nguồn gốc Diderot
Denis Diderot, triết gia nổi tiếng người Pháp, tác giả của bộ bách khoa toàn thư vĩ đại Encyclopédie, đã sống cả cả nửa cuộc đời trong nghèo khó. Tuy nhiên, đến năm 52 tuổi, ông đã rất khổ sở khi không thể lo đủ tiền của hồi môn cho con gái. Lúc này, Catherine, nữ hoàng của nước Nga biết được chuyện này nến đã mua lại thư viện của ông với giá 1.000 bảng Anh. Denis Diderot bỗng chốc trở nên giàu có.
Không lâu sau, Denis Diderot mua một chiếc áo choàng màu đỏ. Ông nhận ra nó quá lộng lẫy và thật lạc lõng giữa những đồ vật tầm thường trong nhà. Thế là vị triết gia nhanh chóng mua thêm vài món đồ mới cho hài hòa và tương xứng với vẻ đẹp của chiếc áo choàng.
Ông mua một chiếc thảm Damascus mới tinh, trang trí nhà bằng những bức tượng, một cái bàn ăn, một cái gương, một cái ghế da, tất cả đều háo nhoáng.
Và Hiệu ứng Diderot chính là chỉ cho hành vi mua sắm theo theo cảm hứng như Denis Diderot.
Biểu hiện của Hiệu ứng Diderot
Diderot là việc mà khi người ta sở hữu một món đồ mới, họ lại tiếp tục sản sinh ra tâm lý muốn sở hữu nhiều thứ đồ mới hơn. Và điều này dẫn đến vòng xoáy mua sắm. Hệ lụy của nó chính là việc chúng ta sẵn sàng chi tiền cho những thứ đáng lẽ không cần đến.
Tôi cũng là nạn nhân của hiệu ứng Diderot:
Tôi chưa bao giờ cảm thấy muốn mua thứ gì với bất kỳ những bộ quần áo đã cũ (mặc lâu niên). Tuy nhiên, khi mua một chiếc đầm mới, tôi lại suy nghĩ thêm là mình có nên mua một đôi guốc cùng màu cho đẹp hay một đôi bông tai, một chiếc mũ, hoặc là một chiếc ví chẳng hạn.
Hoặc là bạn mua một chiếc sofa. Thế là ngay khi sắp đặt nó, bạn lại cảm thấy nó quá mới, quá nổi bật giữa đống vật dụng đã cũ. Thế là, mình có nên thêm một chiếc gương, có nên đổi cây đèn này đi, hoặc là có nên trưng thêm chậu cây cho thêm phần sống động.
Rõ ràng, Diderot làm cho chúng ta luôn trong tình trạng tích lũy, nâng cấp và tạo ra nhiều thứ hơn là đơn giản hóa mọi thứ.
Cách hạn chế hiệu ứng Diderot
Rõ ràng, Diderot làm cho chúng ta luôn trong tình trạng tích lũy, nâng cấp và tạo ra nhiều thứ hơn là đơn giản hóa mọi thứ. Vậy thì, làm sao để thực sự tập trung vào một vài thứ quan trọng nhất, thiết thực nhất?
Loại bỏ một vài các quảng cáo
Dường như thói quen mua sắm của con người thường đến từ yếu tố gợi nhắc. Lướt Facebook, bắt gặp một quảng cáo về set váy hướng dương cực đẹp cho mùa hè. Nghĩ lại, mình có rất nhiều váy rồi nhưng bộ này đẹp quá, thế là mua. Những email quảng cáo từ các trang thương mại điện tử với title hấp dẫn: SALE mạnh, SALE duy nhất, SALE bão lũ,...Thế là cũng ghé mắt vào xem thử.
Hãy thử chặn một vài các quảng cáo yêu thích, bạn sẽ thấy rằng mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản thay vì tập trung quá nhiều trong suy nghĩ mua thứ này, mua thứ nọ, mua ngày giảm giá, mua nhân dịp mùa hạ hay mua nhân dịp mùa đông…
Giới hạn cho bản thân
Rõ ràng, chúng ta cần đặt hạn mức cho mình. Không có biện pháp nào hữu hiệu hơn việc cam kết với chính bản thân. Thử đặt ra quy định như: Chỉ chi tiêu 100 nghìn cho việc mua đồ, 100 nghìn cho ăn quà vặt trong mỗi tháng. Tất nhiên, hãy chịu trách nhiệm với việc không tuân thủ quy định của bạn.
Mua một, cho một
Đây là một nguyên tắc vô cùng thú vị. Khi bạn xác định mua một chiếc tivi mới, hãy cho đi chiếc tivi cũ cho người khác nếu nó vẫn còn dùng được thay vì nghĩ là: Mình cứ cất đó, khi nào cái mới hư sẽ dùng. Điều này giúp cho bạn tránh khỏi tình trạng trữ những món đồ không cần thiết trong nhà mình.
Một tháng
Một tháng là thử thách cho bạn. Hãy thích thoảng ăn một trái táo một tháng. Nghĩa là trong một tháng đó, bạn không được mua bất kỳ đồ gì mới. Tất nhiên, điều này đôi khi không khả quan hơn khi bạn có thể dễ dàng mua rất nhiều món đồ khác trong tháng khác. Tuy nhiên, bạn sẽ biết cách nghiêm khắc với chính mình hơn khi cố gắng tận dụng tất cả trong một tháng mà không cần phải mua thêm.
Học cách hạnh phúc với những gì đang có
Chúng ta có một chiếc xe đạp, chúng ta lại thích dream. Có Dream, chúng ta lại mơ ước một chiếc SH. Có SH, chúng ta lại mơ về ô tô. Và khi có ô tô, đủ độ để giàu, chúng ta lại sẽ tiếp tục ước mong về nhiều thứ khác. Dường như ham muốn của con người là chưa bao giờ đủ. Và tất nhiên, sẽ không bao giờ là đủ nếu bạn không thể và không biết hạnh phúc với mọi thứ hiện tại.
Thay vì mệt mỏi đi tìm kiếm những thứ chưa có, thì bằng lòng với hiện tại sẽ giúp bạn thoải mái, thanh thản và hạnh phúc hơn nhiều.
Lối sống tối giản của người Nhật là một ví dụ. Đừng để vật chất trở thành gánh nặng của cuộc sống chúng ta. Hãy để chúng phục vụ con người!