Cỏ mần trầu và các tác dụng ít ai biết

Được sử dụng trong dầu gội bồ kết thảo dược, cỏ mần trầu, bề ngoài mang dáng vẻ của loài cỏ dại với sức sống bền bỉ, nhưng bên trong chính là vẻ đẹp của một giống cây dược liệu quý được ông bà xưa tin dùng cho mãi đến ngày nay. Tuy nhiên, không ít người lại nhầm tưởng mần trầu là cây cỏ dại vô thưởng vô phạt, thường nhổ bỏ. Đó là lý do TOPBESTVIET viết bài chia sẻ này để giúp bạn hiểu rõ và có những cách ứng xử đúng hơn với cây thuốc Nam quanh mình.

Cỏ mần trầu
Cỏ mần trầu

Vài điều bạn cần biết về cỏ mần trầu

  • Cỏ mần trầu có tên khoa học là Eleusine Indica Gaerth họ Poaceae - Lúa.
  • Trong dân gian còn có các tên gọi khác như cỏ Vườn trầu, Thanh tâm thảo, Màng trầu, Ngưu cân thảo, cỏ Chỉ tía hay Tết suất thảo.
  • Phân bố ở châu Á, châu Mỹ và Australia. Sống chủ yếu ở khu vực ruộng, vườn hoang hoặc ven đường.
  • Là cây thân thảo với chiều cao trung bình từ 15 đến 90cm. Rễ bụi, phát triển nhanh ở điều kiện đất ẩm, ưa sáng và có thể phát triển trong bóng râm.
  • Lá cỏ mần trầu mọc so le, dài khoảng < 80cm, bản nhỏ, mảnh, mép nguyên, lông phủ mỏng và có màu xanh đậm đặc trưng.
  • Hoa của mần trầu mọc trên các nhánh dài, có màu trắng hướng xanh và chuyển sang trắng hướng vàng khi khô, mùi thơm rất nhẹ và gần như khó ngửi thấy.
  • Tất cả các bộ phận của cỏ mần đều có thể sử dụng trong Đông Y với tính bình, vị ngọt, hơi đắng và không có độc.
  • Thành phần hóa học của cỏ mần trầu bao gồm muối nitrat, beta palmitoyl, sitosterol và flavonoid. 

Tác dụng của cỏ mần trầu

Hoa của cỏ mần trầu
Hoa của cỏ mần trầu

Không chỉ là thức ăn cho gia súc lúc còn non, cỏ mần trầu còn có ý nghĩa lớn trong Đông Y với các tác dụng như:

  • Điều trị cao huyết áp, băng huyết sưng vú trong thời kỳ cho con bú.
  • Chữa cảm, sốt, tưa lưỡi (nhờ hoạt chất C-glycosylflavones trong cỏ mần trầu).
  • Trị mụn nhọt, nổi mẩn đỏ.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu tiện kém, viêm gan gây vàng da, viêm tinh hoàn, sỏi tiết niệu.
  • Kháng khuẩn Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella choleraesuis. 
  • Tăng cường chức năng của thận, gan.
  • Chữa bạc tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Do đó, cỏ mần trầu là thành phần nguyên liệu không thể thiếu trong các loại dầu gội thảo dược.

Lưu ý:

  • Không sử dụng cỏ mần trầu có nhiễm thuốc độc.
  • Cần tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi sử dụng cỏ mần trầu trong hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả chữa bệnh từ cỏ mần trầu khác nhau.

Thu hái - Sơ chế và bảo quản cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu có thể dùng tươi hoặc thu hái cả thân, lá, rễ, phơi khô để dùng dần. Đối với trường hợp bảo quản khô, cần đựng trong lọ kín, đặt nơi khô ráo, tránh ẩm ướt và ánh nắng mặt trời trực tiếp.