Cỏ Lào - Cỏ quý trong y học dân gian

Cỏ Lào là giống cây mọc hoang, từng được dùng ngụy trang bởi các anh lính Việt Minh, nên còn có tên gọi khác là cỏ Việt Minh, cây Cộng Sản. Nhưng đâu chỉ dừng ở đó, cỏ Lào còn là vị thuốc quý của dân gian mà ông bà ta ngày xưa vẫn thường dùng để đắp cầm máu. Cùng TOPBESTVIET khám phá thêm nhiều điều hay ho về loại cây này trong bài chia sẻ dưới đây!

Cỏ Lào với tên gọi phổ biến khác là cây Cộng Sản
Cỏ Lào với tên gọi phổ biến khác là cây Cộng Sản

Cây cỏ Lào và những điều cần biết

  • Cỏ Lào có tên khoa học là Chromolaena odorata (L.) họ Asteraceae - Cúc.
  • Tên dân gian thường gọi là Bớp Bớp, cỏ Việt Minh, cây Cộng Sản, cây Lốp Bốp hay cây Ba Bốp.
  • Có nguồn gốc từ đảo Angti và phân bố chủ yếu ở vùng trung du, miền núi và đồng bằng Việt Nam. Có thể sống trong điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, phát triển mạnh vào mùa mưa,
  • Thuộc cây thân thảo, mọc bụi. Thân màu xanh khi còn non và tím nâu khi về già, vỏ ngoài giòn, trong xốp, trắng. 
  • Lá mọc đối, thuôn nhọn một đầu, mép răng cưa với lớp lông trắng mịn phủ dày và dài > 5cm.
  • Hoa cỏ Lào mọc cụm, ở đỉnh cành với 4 đến 5 lá bắc tạo thành. Hoa có màu hồng đào, tím nhạt, dạng sợi và nở nhiều vào cuối đông đầu xuân.
  • Toàn bộ cây cỏ Lào đều có thể bào chế thành dược liệu. Tuy nhiên, lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.
  • Thành phần hóa học: Tinh dầu, Tanin và hàm lượng lớn Alcaloid, Phosphor, Đạm, Kalium. Trong đó: Alcaloid là một trong các hoạt chất có tính dược lý phong phú và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh ở người.
  • Trong Đông Y, cỏ Lào có tính ấm, mùi hôi nhẹ, hơi cay.

Tác dụng của cây cỏ Lào

Lá cỏ Lào được sử dụng để cầm máu
Lá cỏ Lào được sử dụng để cầm máu

Một vài tác dụng của cây cỏ Lào mà bạn có thể tham khảo như:

  • Dịch lá của cỏ Lào có khả năng sát trùng, cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn. 
  • Có khả năng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella, chữa viêm đại tràng (bệnh truyền nhiễm gây tổn thương đại tràng và có khả năng lây qua đường tiêu hóa do trực khuẩn lỵ(Shigella) gây nên.)
  • Chống tụ mủ trên vết thương, hỗ trợ làm tan các vết máu bầm trên phần cơ mềm.
  • Có khả năng chữa bệnh lỵ cấp tính, tiêu chảy ở trẻ em.
  • Chữa đau nhức răng, viêm lợi hiệu quả.
  • Có thể phòng chống côn trùng cắn bằng cách bôi cốt nước cỏ Lào lên người.

Thu hái, sơ chế bà bảo quản cỏ Lào

Có thể thu hái lá hoặc cỏ thân cây cỏ Lào quanh năm. Bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Đối với cỏ Lào khô, cần bảo quản trong hộp kín, đặt nơi khô thoáng và tránh tiếp xúc với ẩm hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp.