Sử dụng, chế biến và bảo quản nấm sai quy cách không chỉ làm giảm độ thơm ngon và dinh dưỡng từ nấm, mà còn có thể gây ngộ độc thực phẩm ngoài ý muốn. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng nắm rõ cách chế biến nấm đúng cách. Dưới đây là 7 quy tắc trong chế biến nấm mà bạn nên nắm rõ.
Xem thêm: Nấm Hoàng Đế - Vua nấm nướng
Làm chín nấm đúng cách khi chế biến
Một số các hoạt chất trong nấm sẽ làm cho bạn cảm thấy khó tiêu hoặc tạo điều kiện cho sự sinh sôi của các loại vi khuẩn khác. Do đó, bạn nên nấu, xào nấm ở nhiệt cao. Điều này giúp nấm nhanh chín và không bị nhũn nước hay hao hụt quá nhiều dinh dưỡng.
Không nên vệ sinh nấm quá kỹ
Thực tế, nấm thường chỉ sinh trưởng được trong môi trường sạch sẽ. Cho nên, khi mua nấm tại các thương hiệu lớn, bạn không cần phải rửa lại, hoặc chỉ rửa sơ qua khi mua ngoài chợ.
Việc rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi nhiều dinh dưỡng, gây hiện tượng hút nước và làm cho nấm bị nhạt, bở và mất đi độ ngọt, độ ngon tự nhiên.
Không nên sử dụng nhiều dầu ăn trong chế biến nấm
Nấm hút nước rất tốt, bao gồm cả dầu ăn. Do đó, không nên cho quá nhiều dầu ăn trong khi chế biến nấm. Điều này sẽ làm cho nấm bị nhạt, mất đi mùi vị tự nhiên và ăn sẽ bị ngấy, béo.
Không nên sử dụng nồi nhôm trong chế biến nấm
Trong chế biến, nếu sử dụng nồi nhôm, các hoạt chất trong nấm sẽ có phản ứng với nhôm và làm cho nấm bị ngả màu đen, rất có thể gây ngộ độc.
Không nên sử dụng đồ uống lạnh khi ăn nấm
Nấm vốn có tính hàn, bổ âm, cho nên, không nên uống đồ uống lạnh khi ăn nấm. Việc này dễ làm cho bạn lạnh bụng hoặc gây khó chịu.
Không nên chế biến nấm Mèo tươi
Nấm Mèo hay còn gọi là Mộc nhĩ đen tươi có Morpholine nhạy cảm với ánh sáng, tạo ra độc tố. Do đó, chỉ nên sử dụng nấm Mèo khô trong chế biến.
Nên sử dụng nước ngâm nấm
Thông thường, mọi người sẽ loại bỏ nước ngâm nấm vì cho rằng, nấm khi nở ra cùng với bụi bẩn sẽ làm dơ nước. Tuy nhiên, với nấm sạch, nước ngâm nấm sẽ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà hoàn toàn không gây hại đến sức khỏe con người. Do đó, bạn nên giữ lại nước ngâm nấm trong chế biến món ăn sau đó nếu cần dùng.
Mua nấm tươi và nấm khô đúng chuẩn
Nấm tươi luôn sở hữu cho riêng nó hương vị, màu sắc đặc biệt. Nhất định phải chọn nấm có màu tươi tắn (khác với mướt hoặc đẹp); hạn chế hoặc không bị dập; mùi thoảng; mủ nấm tươi, không bị thâm, ngả màu, nhớt,...
Đối với nấm khô, trọng lượng chỉ còn 1/10 so với nấm tươi, nghĩa là mỏng và nhẹ hơn rất nhiều. Có màu vàng nhạt, tươi và mùi thơm giống cám gạo, không bị hôi hoặc hắc.
Thời gian lưu trữ và sử dụng nấm
Mỗi loại nấm có thời gian lưu trữ và sử dụng khác nhau.
- Nấm Rơm tươi chỉ nên dùng trong 48h sau thu hái và bảo quản ở 16 đến 18 độ C.
- Nấm Bào Ngư, nấm Sò hay nấm Hoàng Kim thì nên dùng trong 5 đến 7 sau thu hái và quản quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 đến 5 độ C.
- Đối với nấm khô, thời gian bảo quản có thể lên đến 1 năm và lâu hơn so với nấm được hút túi chân không.
Cách chế biến nấm đơn giản và tốt nhất chính là cắt gốc, chế biến và đặc biệt, ăn càng sớm càng tốt để thưởng thức trọn vẹn vị ngọt tự nhiên hiếm có của nấm.