TOP 4 Cách làm nước hoa hồng
- Tú Anh Bùi
- 18/01/2023
- 3
- 0
- 0
- Share Tweet
Nước hoa hồng là một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều trong chăm sóc da của chị em phụ nữ. Trên thị trường có khá nhiều dòng sản phẩm với công dụng và thành phần khác nhau cùng tác dụng riêng đến từ nhiều thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để mua những sản phẩm này. Chính vì vậy, nhiều bạn sinh viên hay những bạn nữ có thu nhập thấp thường tìm đến cách làm nước hoa hồng tại nhà. Trong bài viết dưới đây, TOP BEST xin chia sẻ đến bạn đọc một số công thức làm nước hoa hồng cực đơn giản với những nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm. Những cách làm này sẽ giúp bạn có được thành phẩm nước hoa hồng với chi phí phải chăng mà vẫn có tác dụng như những sản phẩm mua sẵn.
Sử dụng cánh hoa tươi làm nước hoa hồng vô cùng chất lượng và có mùi thơm như ý. Bạn nên lựa chọn loại hoa hồng hữu cơ để đảm bảo sạch và không có hóa chất.
-
Đầu tiên, bứt từng cánh hoa hồng và rửa sạch. Cho cánh hoa hồng vào nồi và đun nóng cùng nước, có thể bỏ thêm một thìa rượu vodka nhỏ để giúp nước hoa hồng bảo quản lâu hơn. Trong quá trình đun, cần đảm bảo mực nước vừa tầm với cánh hoa, và các cánh hoa được phân bổ đều trong nước. Không nên sử dụng quá nhiều nước bởi khi đó hỗn hợp nước hoa hồng sẽ trở nên loãng và không có nhiều dưỡng chất.
-
Sau khi đun sôi và để nguội, sử dụng rây để lọc phần cánh hoa. Sau đó cho nước hoa hồng vào lọ đã chuẩn bị. Bạn nên đựng nước hoa hồng trong những lọ nhỏ để dễ dàng và thuận tiện trong quá trình sử dụng sau này.
-
Nước hoa hồng được bảo quản trong tủ lạnh sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn..
Đối với những bạn không có sẵn tinh dầu hoa hồng, có thể sử dụng cánh hoa khô thay thế để làm nước hoa hồng. Nguyên liệu cần chuẩn bị đó là nước nóng, cánh hoa khô, 2 lọ thủy tinh và rây. Nếu muốn làm nước hoa hồng để sử dụng trong nấu ăn, bạn nên lựa chọn những loại cánh hoa khô có thể ăn được như Rosa centifolia, Rosa gallica và Rosa Damascena,... Những loại hoa hồng khô này đều có hương vị vô cùng thơm ngon.
-
Đầu tiên, cho lượng cánh hoa khô vào lọ thủy tinh, rót một lượng nước cất nóng hoặc nước lọc đã đun sôi lên cánh hoa sau đó đóng nắp và để nguội khoảng 10 - 15 phút, tùy theo nhiệt độ của phòng.
-
Sau đó, sử dụng rây và lọ thủy tinh còn lại để lọc tách phần cánh hoa và nước hoa hồng.
-
Cuối cùng đóng nắp và bảo quản trong tủ lạnh. Nước hoa hồng làm bằng cánh hoa khô có thể sử dụng trong khoảng 1 tuần. Bạn nên lưu ý thời hạn để tránh sử dụng khi nước hoa hồng đã hết hạn, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Để thực hiện làm nước hoa hồng với tinh dầu, bạn cần chuẩn bị tinh dầu hoa hồng cùng một ít nước cất, lọ thủy tinh hoặc chai xịt.
-
Đầu tiên, bạn rót nước cất vào trong lọ thủy tinh. Nếu không có nước cất, bạn có thể sử dụng nước lọc đun sôi để nguội.
-
Sau đó, thêm khoảng 10 - 12 giọt tinh dầu hoa hồng vào lọ và hòa tan, thêm một chút rượu vodka để tinh dầu không nổi lên trên.
-
Cuối cùng, lắc đều lọ để tinh dầu hòa tan. Bạn có thể chuyển nước hoa hồng vừa làm vào lọ xịt nếu muốn sử dụng lọ xịt để xịt lên da hoặc quần áo.
Thay vì sử dụng cánh hoa tươi hay cánh hoa khô, bạn cũng có thể sử dụng cánh hoa nghiền để thực hiện làm nước hoa hồng tại nhà. Phương pháp này giúp đảm bảo giữ được tối đa hương thơm và dưỡng chất tự nhiên từ cánh hoa.
-
Đầu tiên, chia cánh hoa hồng thành 2 phần khác nhau, thực hiện nghiền trước 1 phần bằng chày và cối. Trong quá trình nghiền cánh hoa, bạn sẽ thấy có nước chảy ra, phần nước này chính là phần nước được sử dụng để làm nước hoa hồng. Bên cạnh việc sử dụng chày và cối để nghiền, bạn có thể sử dụng rây để chà cánh hoa tạo ra nước.
-
Sau khi thực hiện nghiền cánh hoa xong, cho phần cánh hoa và nước đã nghiền vào bát sứ hoặc lọ thủy tinh, để nguyên trong khoảng 4-5 tiếng giúp nước hoa hồng trở nên sẫm màu hơn.
-
Phần cánh hoa nghiền sau khi để khoảng 4-5 tiếng, bạn trộn thêm phần cánh hoa tươi ban đầu, đậy kín lại và giữ nguyên trong vòng 24 tiếng.
-
Sau đó, cho hỗn hợp nước hoa hồng và cánh hoa vào nồi thủy tinh hoặc sứ và đun sôi nhỏ lửa. Lưu ý không nên sử dụng nồi làm từ kim loại bởi chúng có thể phản ứng với dầu trong nước hoa hồng. Trong quá trình đun sôi, khi nào xuất hiện hiện tượng bong bóng nổi lên thì bạn nhấc nồi ra khỏi bếp và để nguội.
-
Sử dụng rây để lọc hỗn hợp trên đến khi không còn cánh hoa hồng trong nước. Sau khi lọc xong, đóng nắp lọ nước hoa hồng và để nguyên khoảng 3-4 tiếng dưới ánh nắng mặt trời.
-
Cuối cùng, nước hoa hồng cần được bảo quản trong tủ lạnh và có thể sử dụng trong khoảng 1 tuần.